Xây dựng khu vực kiểm soát chống tĩnh điện (EPA)

Khu vực EPA là gì?

Khu vực EPA (tên tiếng anh là Electrostatic Protected Area) là khu vực được thiết lập nhằm hạn chế ảnh hưởng của tĩnh điện tới sản phẩm.

EPA là khu vực được kiểm soát chống tĩnh điện bao gồm tất cả các thành phần trong khu vực EPA. Con người, vật liệu dẫn điện, truyền dẫn tĩnh điện phải được kết nối với nhau và kết nối tới điểm nối đất của hệ thống.

Khu vực kiểm soát tĩnh diện
Khu vực kiểm soát tĩnh diện

 

Cách nhận biết khu vực EPA

Theo ANSI/ESD S20.20, Khu vực EPA nên có ranh giới rõ ràng. Có nhiều cách khác nhau để chỉ thị điểm đầu và điểm cuối khu vực EPA. Có một cách đơn giản là dùng các băng dán có kí hiệu EPA để dán trên nền sàn khoanh vùng khu vực EPA.

Để tăng tính hiệu quả trong việc cảnh báo, chỉ thị trong khu vực EPA. Không chỉ khoanh vùng khu vực EPA mà chúng ta nên sửa dụng các biển báo, icon tại các cổng vào ra khu vực EPA. Để cảnh báo cho nhân viên hay khách hàng khi vào khu vực EPA phải tuân thủ các nguyên tắc phòng chống tĩnh điện.

Tại khu vực thao tác, làm việc tiếp xúc với các linh kiện nhạy cảm tĩnh điện ESDS chúng ta cũng nên bố trí các Kí hiệu được dán tại vị trí dễ thấy trên bàn làm việc để cảnh báo đảm yêu cầu tính tuân thủ khi thao tác làm việc.

 

Bài viết liên quan:

Nguyên tắc kiểm soát tĩnh điện trên người và thiết bị

 

Các hạng mục chính của khu vực EPA

1. Khu vực làm việc

2. Hệ thống nối đất

3. Nối đất cho con người

4. Vật liệu cách điện trong khu vực EPA

5. Hiển thị và cảnh báo

 

Khu vực làm việc

Khu vực làm việc được thiết kế để kiểm soát ESD trong khu vực sản xuất hoặc khu vực sửa chữa. Nó tạo ra bề mặt truyền dẫn tĩnh điện, giữ cho các linh kiện ESDS cùng một mức điện áp ( đẳng thế) với người thao tác và môi trường xung quanh. Khu vực làm việc là yếu tố quan trọng số 2 trong chương trình kiểm soát chống tĩnh điện chỉ sau nối đất cho con người.

Mục tiêu chính của khu vực làm việc là đảm bảo các thành phần trong khu vực làm việc có chung mức điện thế.

 

Chức năng chính
Đảm bảo về mặt điện học rằng các thành phần được kết nối với hệ thống nối đất. Xả tĩnh điện cho các thành phần được đặt trên bề mặt thao tác một cách có kiểm soát ( không quá nhanh cũng không quá chậm).

Nguyên tắc: tất cả các thành phần: Mặt bàn thao tác làm việc, vòng đeo tay chống tĩnh điện, thảm dính bụi mặt sàn, dây tiếp địa chống tĩnh điện được kết nối chung với nhau tại điểm nối đất chung CPG ( Common Point Gound).
Điểm nối đất chung sẽ được kết nối về chân thứ 3 của ổ điện.

Lưu ý: Đây là phương án phổ biến nhất. Trường hợp muốn sử dụng 2 hệ thống nối đất cho Esd và thiết bị sẽ được đề cập ở phần sau.

Khi lựa chọn bề mặt thao tác cho khu vực có các linh kiện ESDS thì cần giới hạn điện trở dưới cho bề mặt thao tác là 1.0 x10^6 Ohm. Thông thường, giá trị điện trở từ bề mặt thao tác đến điểm nối đất phải nhỏ hơn 1.0 x10^9 Ohm.

Đánh giá:
Toàn bộ bàn làm việc cần được đánh giá điện trở làm việc và điện trở nối đất trước khi đưa vào sử dụng và phải được ghi chép lại số liệu.

  • Điện trở: Điểm tới điểm: <1.0x 10^9 Ohms
  • Điện trở: Bề mặt làm việc tới điểm CPG < 1.0×10^9 Ohm.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13