Nguyên tắc kiểm soát tĩnh điện trên người và thiết bị

Việc khử tĩnh điện trong môi trường sản xuất rất quan trọng bởi tĩnh điện làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đồng thời làm ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm. Có nhiều nguồn gây ra sự tĩnh điện như từ trên cơ thể người lao động, hoặc từ các máy móc, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong công việc. Do đó, cần có một nguyên tắc chung để kiểm soát tĩnh điện trên người và máy móc thiết bị nhằm khử tĩnh điện một cách hiệu quả nhất.

Grounding (nối đất)

Đây là một trong những phương pháp chống tĩnh điện quan trọng, phổ biến nhất hiện nay nhằm kiểm soát chống tĩnh điện, do đó nó phải được xác định rõ ràng và được đánh giá thường xuyên.

Nối đất là phương pháp chống tĩnh điện có thể sử dụng cho người và thiết bị, đưa về cùng mức điện áp. Toàn bộ các vật liệu dẫn điện và truyền dẫn tĩnh điện bao gồm cả con người phải được kết nối với nhau và kết nối tới đất, tạo ra sự cân bằng điện thế giữa các thành phần và con người. Lưu ý: các vật liệu cách điện không có khả năng truyền tĩnh điện phát sinh qua hình thức nối đất (trừ một số vật liệu đặc biệt như tấm nhựa danpla chống tĩnh điện, tuy nhiên nhựa Danpla không được dùng trong trường hợp nối đất này).

Tiêu chuẩn ANSI/ESD S6.1: Quy định về việc nối đất của ESDA khuyến cáo với hai bước xây dựng hệ thống nối đất trong nhà máy.

Bước đầu tiên là cần nối đất tất cả các thành phần trong nhà máy bao gồm cả con người (bàn thao tác, trang thiết bị, máy móc,…) với cùng một “điểm nối đất” (common point ground). Ở đây, điểm nối đất được định nghĩa là một hệ thống hoặc một phương pháp kết nối hai hoặc nhiều dây nối đất với cùng mức điện thế.

 

Tiêu chuẩn ANSI/ESD S8.1: Quy định về hình dạng của điểm nối đất như hình 1

Bước thứ hai: Kết nối common point ground tới hệ thống dây nối đất của hệ thống điện (AC ground) hoặc dây thứ 3 (dây màu xanh) của hệ thống nối đất. Họ ưu tiên liên kết nối với dây đất của hệ thống điện hơn, vì thông thường các thiết bị trong khu vực thao tác được kết nối với hệ thống điện (AC ground) nên các thành phần sẽ có cùng mức điện thế.

 

Kiểm soát tĩnh điện cho người

Con người là yếu tố hàng đầu sinh ra tĩnh điện. Đơn giản như hoạt động đi lại hoặc di chuyển trong quá trình sửa chữa một bản mạch cũng tạo ra mức tĩnh điện vào ngàn volt. Nếu không được kiểm soát đúng cách. Tĩnh điện phát sinh có thể phóng vào thiết bị nhạy cảm tĩnh điện ( dạng phóng tĩnh điện theo mô hình HBM). Ngay cả trong quá trình lắp ráp và test với mức độ tự động hóa rất cao thì con người vẫn tiếp xúc với ESDS ở: nhà xưởng, sửa chữa, phòng lab, vận chuyển.Do đó các chương trình kiểm soát chống tĩnh điện thường tập trung vào kiểm soát tĩnh điện và phóng tĩnh điện từ con người.

 

Vòng đeo tay ESD

Thông thương, vòng đeo tay là cách cơ bản nhất để nối đất cho con người. Khi một người sử dụng vòng đeo tay đúng cách thì vòng đeo tay luôn giữ cho điện thế của con người ở gần mức 0 volt. Nó duy trì mức điện áp giữa con người và các thiết bị quanh khu vực thao tác là bằng nhau ( đẳng thế), do đó khó sảy ra hiện tượng phóng tĩnh điện. Khi một người ngồi trên ghế không phải ESD thì bắt buộc nối đất thông qua vòng đeo tay ESD.

Vòng đeo tay gồm 2 bộ phận chính:

Dây đeo: kết nối cổ tay người, dây kết nối: Kết nối dây đeo tới điểm nối đất.

Thông thường các vòng đeo tay sẽ có điện trở để hạn dòng. Thông thường điện trở của còng đeo tay là 1Mohm. Công suất là 0.25W khi con người sinh ra mức tĩnh điện 250 Volts.

Thông thường, vòng đeo tay sẽ có một số lỗi liên quan đến kết nối cơ khí nên nó cần được kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra thường ngày trước khi đi vào khi vực thao tác hoặc sử dụn g thiết bị theo dõi liên tục ( Khuyến cáo sử dụng).

Vòng tĩnh điện phòng sạch
Vòng tĩnh điện phòng sạch

Thảm, sàn chống tĩnh điện,giày

Phương pháp nối đất thứ hai là sử dụng hệ thống: Sàn/ Footwear để truyền tĩnh điện và giảm mức tĩnh điện do con người tạo ra. Sử dụng sàn ESD/ Giầy, vòng đeo chân chống tĩnh điện là cần thiết cho khu vực có con người di chuyển. Ngoài ra thảm khử tĩnh điện còn làm giảm mức phát sinh tĩnh điện cũng như truyền tĩnh điện của ghế, thiết bị di động. Tuy nhiêu yêu cầu bắt buộc là các thành phần phải truyền dẫn được tĩnh điện, bánh xe phải được làm bằng vật liệu dẫn điện hoặc truyền dẫn tĩnh điện.

Hệ thống nối đất cho người bao gồm con người, giầy, sàn phải đảm bảo gióng như hệ thống nối đất thông qua vòng đeo tay (nhỏ hơn 35 Mohm) và mức phát sinh tĩnh điện không vượt quá 100 Volt ( ANSI/ESD STM 97.2).

 

Quần áo

Quần áo phòng sạch chống tĩnh điện được xem như một thành phần cần kiểm soát chống tĩnh điện trong khu vực kiểm soát ESD. Đặc biệt là phòng sạch và môi trường có độ ẩm thấp. Vật liệu làm quần áo thường bằng loại vải tổng hợp, sẽ phát ính tĩnh điện và có thể phóng tĩnh điện tới tới các linh kiện ESDS hoặc điện trường xung quanh chúng sẽ gây ra hiện tượng cảm ứng. Quần áo chống tĩnh điện sẽ làm nén hoặc suy giảm điện trường của quần áo thông thường. Theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 và tiêu chuẩn quần áo ANSI/ESD STM 2.1, quần áo ESD được chia làm ba loại:

Loại 1:Quần áo được kiểm soát tĩnh điện nhưng không nối đất. Tuy nhiên tĩnh điện sinh ra trên quần áo sẽ tích tụ và là nguồn phát sinh tĩnh điện.

Loại 2: Quần áo được nối đất, khi được kết nối với hệ thống nối đất nó sẽ cung cấp một mức nén điện áp lớn hơn của quần áo nền bên dưới.

Loại 3: Quần áo chống tĩnh điện được nối đất thông qua tiếp xúc với da của con người ( được nối đất thông qua hệ thống nối đất). Yêu cầu tổng điện trở bao gồm con người và quần áo, điểm nối đất có tổng điện trở nhỏ hơn 35Mohm.

 

Bàn thao tác và khu vực thao tác

Một khu vực kiểm soát về tĩnh điện là khu vực mà các thiết bị và vật liệu được thiết lập để giảm tối đa khả năng xảy ra hiện tượng ESD đói vối với ESDS. Nó có thể là một khu vực độc lập như nhà kho, khu vực lắp ráp hoặc cũng có thể là một vị trí như khoang máy tính trong các máy bay thương mại, bàn thao tác chống tĩnh điện. Yếu tố chính để kiểm soát tĩnh điện ở đây là tạo ra các bề mặt truyền dẫn tĩnh điện, nối đất cho người, sử dụng các điểm nối đất và sử dụng các ký hiệu. Như hình bên dưới.

Bàn thao tác công nhân
Bàn thao tác công nhân

 

Bài viết liên quan:

Các nguồn gây ra tĩnh điện và cách kiểm soát tĩnh điện

Xây dựng khu vực kiểm soát chống tĩnh điện (EPA)

 

Kiểm soát tĩnh điện cho thiết bị, máy tự động, dụng cụ

Mặc dù nguồn tạo tĩnh điện chính là con người, tuy nhiên các máy móc tự động và máy test cũng có thể gây ra những vấn đề về ESD. Vú dụ, Một linh kiện ESDS phát sinh tĩnh điện khi trượt trên máy cấp linh kiện ( Part feeder). Nếu linh kiện đó kết nối với chân cắm hoặc một bề mặt dẫn điện, có thể xảy ra hiện tượng phóng tĩnh điện từ thiết bị ( CDM). Nếu nạp tĩnh điện đối với ESDS là không tránh khỏi, nên sử dụng các thiết bị khử tĩnh điện để giảm sự tích tụ tĩnh điện. Ngoài ra, các dụng cụ, băng dính, hóa chất cũng nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm ESD.

Các thiết bị tự động được nối đất qua dây thứ 3 của hệ thống điện để giảm ảnh hưởng của hiện tượng ngắn dòng. Các dụng cụ điện như kìm, kéo, nhíp sẽ được nối đất gián tiếp qua mặt bàn làm việc, người thao tác được nối đất.

 

Găng tay và bao ngón

Đảm bảo rằng công nhân cầm nắm trực tiếp các linh kiện ESDS phải sử dụng găng tay phủ pu chống tĩnh điện và bao ngón bằng vật liệu truyền dẫn tĩnh điện hoặc dẫn điện, tuyệt đối không sử dụng bao ngón cách điện.

Tiêu chuẩn tuân thủ ESD TR53 cung cấp phương pháp test và đo điện trở của găng tay và bao ngón.

 

Packaging and Handling

Bên ngoài khu vực EPA cần kiểm soát chống tĩnh điện cho linh kiện ESDS theo hướng : Tạo ra ít tĩnh điện khi cọ xát, tiếp xúc ( triboelectric), Tĩnh điện sinh ra có thể được truyền đi, điện trở trong dải truyền dẫn tĩnh điện.

Tiêu chuẩn đóng gói : ANSI/ESD S541. Hoặc CLC/TR61340-5-2.

Túi nhôm chống tĩnh điện esd bag
Túi nhôm chống tĩnh điện esd bag

 

Khử tĩnh điện (Ionizer)

Phần lớn các chương trình kiểm soát chống tĩnh điện có liên quan đến vật dẫn điện bị cách ly hoặc vật liệu cách điện ( phần lớn là nhựa) không thế nối đất. Ionizer được sử dụng trong trường hợp này, chúng tạo ra vô số các ion dương và ion âm trong không khí và sẽ trung hòa sự mất cân bằng ion của vật bị mất cân bằng tĩnh điện.

Vì đặc điểm chỉ sử dụng không khí nên người ta có thể thay thế cho việc sử dụng hóa chất hoặc vật liệu trong môi trường phòng sạch.

Tiêu chuẩn kiểm soát đối với thiết bị khử tĩnh điện: ANSI/ESD STM 3.1, ANSI/ESD SP3.3 và ESD TR53 để kiểm tra Cân bằng Ion và thời gian khử tĩnh điện.

Thanh khử tĩnh điện
Thanh khử tĩnh điện

Kiểm soát tĩnh điện trong Phòng sạch

Phần lớn các phương pháp kiểm soát chống tĩnh điện được áp dụng cho hầu hết các môi trường, tuy nhiên đối với phòng sạch thì yêu cầu một số điều kiện đặc biệt.

Phần lớn liên quan đến sản xuất bán dẫn ( Thạch anh, thủy tinh, nhựa, ceramic) đều tạo tĩnh điện. Bởi vì chúng là vật liệu cách điện nên tĩnh điện này không thể truyền đi bằng cách nối đất. Rất nhiều vật liệu chống tĩnh điện có chứa các thành phần như sợi carbon, Surfactan, tuy nhiên chúng lại bị hạn chứ sử dụng trong phòng sạch. Con người di chuyển liên tục trong phòng sạch nên việc thường xuyên sử dụng vòng đeo tay là rất khó. Trong trường hợp này, việc sử dụng ionizer và hệ thống nối đất qua sàn được ưu tiên sử dụng để chống lại việc phát sinh tĩnh điện.

Ký hiệu

Cuối cùng là ký hiệu đối với các thành phần nhạy cảm tĩnh điện. Có 2 loại hình dạng được sử dụng phổ biến nhất, được định nghĩa theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S8.1​

Biểu tượng nhạy cảm về ESD (Hình 3) Có hình tam giác với với đường chéo mang ý nghĩa linh kiêm nhạy cảm tĩnh điện, không chạm tay trực tiếp vào linh kiện.

Figure 4: ESD Protective Symbol

Biểu tượng bảo vệ chống tĩnh điện: được sử dụng cho các thiết bị có khả năng chống tĩnh điện như ghế, bàn, vòng đeo tay chống tĩnh điện, găng tay…với ý nghĩa: Phát sinh ít tĩnh điện, điện trở trong dải dẫn điện, truyền dẫn tĩnh điện hoặc được đóng gói chống phóng tĩnh điện.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13