Mục Lục
Bên trong các phòng sạch sản xuất dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, điện tử, phòng mổ,…sử dụng rất nhiều thiết bị lọc không khí chẳng hạn như Fan Filter Unit, bên trong các thiết bị lọc này đều được lắp đặt Hepa Filter ở tầng lọc cuối cùng để cho ra không khí sạch nhất.
Vậy bao lâu thì cần phải thay lọc Hepa? Hãy cùng Shizu đi vào tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Sơ lược về lọc Hepa
Tấm lọc Hepa rất hiệu quả trong việc lọc không khí tuy nhiên rất dễ bị tổn thương. Lọc Hepa là các tấm lọc phải đạt tiêu chuẩn EN1822 về lọc khí. Để đạt được tiêu chuẩn này, các tấm lọc Hepa phải loại bỏ khoảng 99.97% các hạt có kích thước 0.3 µm.
Các tấm lọc Hepa được thiết kế từ các sợi tổng hợp siêu nhỏ với độ dày vừa đủ nhằm đảm bảo lưu lượng khí đi qua và khả năng chịu áp lực nên chúng thường không thể chịu được các lực tác động mạnh.
Giá bán của Hepa Filter thường rất cao so với các loại lọc khác do thiết kế và cấu tạo đặc biệt. Ví dụ như sợi thủy tinh thô, sợi thực vật, sợi tổng hợp (Polyester hoặc nylon), bọt tổng hợp, len kim loại,…Do đó chi phí thay thế các tấm lọc Hepa là một vấn đề đáng quan tâm với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, lọc Hepa qua một thời gian dài sử dụng thường sẽ tích tụ rất nhiều bụi bẩn, tạp chất, nấm mốc,…và trở thành một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi phát triển.
Tuổi thọ của Hepa Filter
Tuổi thọ của Hepa filter phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
- Thiết kế các tầng lọc khí trong hệ thống FFU phòng sạch
- Lưu lượng khí đi qua
- Tốc độ trung bình của quạt gió
- Độ ẩm
- Môi trường tự nhiên
- Nồng độ bụi
- Các yếu tố từ nguồn cấp khí
Theo tính toán, tuổi thọ trung bình của các tấm lọc Hepa khoảng 2 đến 3 năm nếu được bảo quản tốt trong trường hợp thuận lợi như tại khu vực lấy khí tươi, không chịu ảnh hưởng bởi côn trùng lớn nhỏ, không khí trong lành, độ ẩm không quá cao, nồng độ bụi thấp,…
Ngoài ra còn có các yếu tố chủ quan như lưu lượng gió cấp vào vừa đủ cho phòng sạch mà lại đảm bảo được khả năng chịu được lưu lượng của các tấm lọc Hepa Filter và các tầng lọc phía trước được thiết kế lắp đặt chính xác, thay thế và vệ sinh thường xuyên định kỳ.
Nhưng trên thực tế, chúng tôi đã thực hiện khảo sát rất nhiều. Có rất ít đơn vị thường xuyên thay thế tầng lọc sơ cấp và tầng lọc thứ cấp (vì chi phí khá cao nên họ chỉ giặt rửa). Các vấn đề nói trên ảnh hưởng đến tuổi thọ của lọc HEPA chỉ là 1 phần. Thậm chí việc giặt rửa bông lọc nhiều lần qua thời gian làm cho khả năng lọc kém dần đi, đôi khi còn không giặt rửa và thay thế khiến cho các tầng lọc phía sau bị tổn hại rất nhiều. Chưa hết, nhiều đơn vị điều chỉnh tốc độ quạt gió quá cao (do yêu cầu về áp suất nên buộc phải điều chỉnh) khiến cho các tấm lọc bị bật tung ra, giải phóng 1 lượng lớn bụi bẩn, tạp chất lắng đọng lâu ngày. Tất cả các tầng lọc quá cũ, bị ẩm mốc, nhiễm bẩn đưa một lượng lớn nguy cơ nhiễm bẩn vào trong không khí và trong cả môi trường sản xuất.
Do vậy có thể thấy, tuổi thọ của lọc HEPA thì cao nhưng hiệu suất của nó cũng giảm dần theo thời gian sử dụng. Đối với các nhà máy cao cấp như của Nhật, Singapore, Hoa Kỳ, hay Châu Âu, họ thường áp dụng thay thế lọc HEPA thấp nhất là từ 6 tháng đến 1 năm.
Bao lâu nên thay lọc Hepa
Đối với các tấm lọc HEPA dù nằm trong hệ thống hay tại các vị trí cục bộ như FFU phòng sạch, HEPA Box; Người ta thường sử dụng trong khoảng 1 năm. Với các đơn vị yêu cầu độ sạch cao hơn như công nghệ sinh học – cần điều kiện vô trùng gần tuyệt đối, họ thay thế sau 6 tháng.
Cách kéo dài tuổi thọ Hepa Filter
Để dùng được lâu hơn, nên chú ý vệ sinh các tầng lọc trước. Nên giặt rửa các tấm bông lọc bụi sơ cấp, giặt rửa các tấm lọc tầng lọc thứ cấp, lọc tinh (nếu là dạng túi hoặc dạng tấm có thể tháo dỡ).
Chú ý điều chỉnh lưu lượng khí, tránh để quá cao gây ảnh hưởng tới các tầng lọc nói chung và HEPA nói riêng.