Tiêu chuẩn vùng chống tĩnh điện ngành điện tử

Việc bố trí và thiết lập một phòng làm việc nhằm ngăn ngừa sự phóng tĩnh điện xảy ra trong môi trường sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử là vô cùng quan trọng, bởi sự tĩnh điện này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, nguy cơ cháy nổ, mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Một phòng đạt điều kiện tiêu chuẩn như vậy còn được gọi là “vùng chống tĩnh điện” (EPA: Electrostatic Protected Areas).

Vùng chống tĩnh điện phải loại trừ được hoàn toàn các tác động có hại của tĩnh điện bao gồm phóng tĩnh điện (ESD: Electrostatic Discharge) và quá áp (EOS: Electrical Overstress). Việc này giúp ngăn chặn hư hỏng linh kiện điện tử trong quá trình sản xuất, cũng như tăng tuổi thọ sản phẩm do hiện tượng tĩnh điện hoặc quá áp gây ra. Ngoài ra, phòng làm việc này còn phải được thiết kế để giúp chặn các rò rỉ điện từ các công cụ và thiết bị cầm tay như máy hàn, máy đo, máy phát sóng,…

 

Bài viết liên quan:

Tiêu chuẩn lắp đặt phòng sạch điện tử

 

Nguyên lý thiết kế vùng chống tĩnh điện

  • Có một đường truyền dẫn tiếp đất để trung hòa tĩnh điện về mức 0 (zero) nhằm ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng phóng tĩnh điện vào thiết bị, linh kiện điện tử.
  • Có một hoặc nhiều bề mặt có tính năng phân tán tĩnh điện để suy yếu tĩnh điện trước khi trung hòa qua đường truyền dẫn chung.

Toàn bộ người làm việc bên trong vùng chống tĩnh điện phải được trang bị đồ bảo hộ phù hợp như: quần áo phòng sạch chống tĩnh điện, găng tay phủ pu chống tĩnh điện, giày phòng sạch chống tĩnh điện, vòng đeo tay chống tĩnh điện,…

  • Vòng đeo tay chống tĩnh điện được gắn nối tiếp với một điện trở đủ lớn để xả chậm về mức trung hòa là 0V nhằm tránh tia lửa và nhiệt phát sinh, đồng thời cũng đủ đảm bảo an toàn cho người khi có rò rỉ điện.
  • Thường xuyên kiểm tra và khảo sát sự rò rỉ điện có thể xảy ra tại nơi làm việc nhằm tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
  • Quần áo phòng sạch phải được dệt từ sợi carbon có khả năng chống tĩnh điện tốt (Xem thêm: tiêu chuẩn quần áo phòng sạch), thoáng khí, không quá rộng,…
  • Găng tay chống tĩnh điện được làm từ sợi Polyester dệt với sợi Carbon giúp chống tĩnh điện. (Xem thêm: lưu ý khi mua găng tay phòng sạch)

 

 

Các thiết bị hỗ trợ khử tĩnh điện phòng sạch
Các thiết bị hỗ trợ khử tĩnh điện phòng sạch

 

Tiêu chuẩn IPC-A610 của Hiệp hội kết nối ngành công nghiệp điện tử (IPC: Association Connecting Electronics Industries) quy định giá trị điện trở và thời gian phóng điện tối đa cho phép để đảm bảo an toàn tĩnh điện như sau:

Mức xả tĩnh điện từ người vận hành qua Điện trở tối đa cho phép Thời gian xả tối đa
Thảm cao su khử tĩnh điện đến dây tiếp đất 1.000 MΩ 1,0 giây
Trải bàn thao tác đến dây tiếp đất 1.000 MΩ 1,0 giây
Vòng tay chống tĩnh điện 1.000 MΩ 0,1 giây

 

Ngoài việc đảm bảo an toàn lao động cho Người vận hành, người ta còn bổ sung thêm biện pháp trung hòa tĩnh điện bằng cách thổi không khi có ion vào vùng chống tĩnh điện để bảo vệ và ngăn ngừa EOS/EDS cho thiết bị và linh kiện điện tử.

Vật liệu và thiết bị bên ngoài vùng chống tĩnh điện phải được xác định và kiểm định an toàn tĩnh điện trước khi đưa vào. Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra dây sườn máy, thiết bị đảm bảo tiếp xúc đất, bởi nếu dây này hở (open) có thể rò rỉ mức điện áp từ 80-100V. Giải pháp tối ưu là dùng cảm biến tự động dò hở đất của thiết bị dù rằng sẽ phát sinh thêm chi phí. Hệ thống giá, kệ, xe đẩy hàng trong vùng chống tĩnh điện nếu lắp bánh xe cần phải sử dụng loại bánh xe đẩy chống tĩnh điện chuyên dụng.

 

Vật tư thiết bị chống tĩnh điện cho vùng chống tĩnh điện
Vật tư thiết bị chống tĩnh điện cho vùng chống tĩnh điện

 

Chú giải:

1. Băng keo phân định “vùng chống tĩnh điện”
2. Thảm xả tĩnh điện sàn nhà
3. Thùng rác
4. Thiết bị đo và đầu đo
5.Thảm mặt bàn thao tác đặt sản phẩm điện tử
6. Các điểm tiếp địa xả tĩnh điện
7. Máy nhả ion
8. Nước rửa sàn nhà (hỗ trợ tiếp xúc)
9. Nước rửa mặt thảm (hỗ trợ tiếp xúc)
10. Thảm kệ chứa
11. Hộp chứa linh kiện nhạy cảm ESD
12. Kiểm tra giày và ghi nhận
13. Ký hiệu “Vùng Chống Tĩnh Điện”
14. Nhãn dán và băng keo ESD
15. Máy kiểm tra dây đeo cổ tay
16. Dây cổ tay và đạp gót ESD
17. Trang phục tĩnh điện
18. Bao gói hàng ESD
19. Dây tiếp địa xả tĩnh điện
20. Băng dán định mức đầy rác
21. Hộp chứa sản phẩm
22. Gá giữ bảng mạch điện (chờ)
23. Cặp giữ hồ sơ, tài liệu

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13