Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì? Thông số kỹ thuật của sàn Vinyl

Hiện nay để khử tĩnh điện trong nhà máy sản xuất, các nhà nghiên cứu đã phát minh ra rất nhiều trang thiết bị phục vụ cho phòng sạch như: quần áo phòng sạch, thảm cao su chống tĩnh điện, găng tay phòng sạch chống tĩnh điện, giầy dép phòng sạch,…Và một sản phẩm khá mới đó chính là sàn Vinyl chống tĩnh điện. Vậy sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì? Cấu tạo và thông số kỹ thuật của loại vật liệu này ra sao. Chúng tay hãy cùng đi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Sàn vinyl bệnh viện
Sàn vinyl bệnh viện

 

Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì?

Là một loại sàn đặc biệt được sử dụng để dẫn điện cho các loại máy móc sản xuất, điện tích trên cơ thể người lao động, điện tích từ bàn thao tác,…Sàn Vinyl giúp triệt tiêu dòng tĩnh điện và có mức phát xạ khí thải thấp, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau như: phòng khám y khoa, khu vực sản xuất điện tử, phòng thí nghiệm, công nghệ viễn thông,…

Sàn Vinyl ngoài khả năng chống tĩnh điện thì còn có thêm các khả năng chống hóa chất, chống khuẩn, chống bám bẩn,…Phù hợp với nhiều không gian phòng sạch.


Cấu tạo sàn Vinyl chống tĩnh điện

Cấu tạo sàn Vinyl chống tĩnh điện
Cấu tạo sàn Vinyl chống tĩnh điện

Sàn Vinyl bao gồm 4 lớp:

  • Lớp bề mặt: Lớp bề mặt hay còn gọi là lớp wearlayer. Lớp này được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp trong suốt và axit nhôm. Nó có tác dụng chống thấm nước cực kì hiệu quả cũng như chống bám bẩn và có thể hạn chế sự trầy xước nhanh chóng cho bề mặt sàn.
  • Lớp in: Lớp này thể hiện màu sắc cũng như hoa văn và thiết kế sàn theo thị hiếu của người sử dụng. Căn cứ vào đó, mỗi người sẽ có những cân nhắc cũng như chọn lựa hoa văn, họa tiết cho không gian sống của mình.
  • Lớp lót: Đây là lớp thứ 3 của sàn PVC. Nó có miếng xốp dày dặn có công dụng đảm bảo sự vững chắc cũng như đàn hồi cho sàn.
  • Lớp đế: Đây là lớp cuối cùng và có tác dụng tạo độ cứng cho sàn. Nó giữ thăng bằng cũng như sự ổn định cho các thanh PCV  khi được gắn vào sàn, giúp nó không bị xê dịch.

Thông số kỹ thuật sàn Vinyl tĩnh điện

Tính chất Tiêu chuẩn Quy cách Kết quả kiểm tra
Dẫn điện Tiêu tán tĩnh
Chống tĩnh điện
– Bề mặt tới bề mặt
– Bề mặt tới mặt đất
ESD S 7.1 (100V)
ASTM F 150 (100V)
Tĩnh điện: 2.5×104 ~ 106 Ω
Tiêu tán tĩnh điện: 106 ~ 109Ω
2.5×104 ~ 106Ω 106 ~ 108Ω
Chống tĩnh điện
– Bề mặt tới bề mặt
– Bề mặt tới mặt đất
DIN 51953 (500V) Dẫn: 2.5×104 ~
Tiêu tán tĩnh điện: 106 ~ 109Ω
2.5×104Ω~ 106 ~ 108Ω
Thế hệ tĩnh AATTC – 134 0.1KV 0.2KV
Phân tán tĩnh Phương pháp kiểm tra Federal
101B
Phương pháp 4046 at
<0.5 sec 0.01 sec 0.01sec
Phân loại CEN DIN EN 685 Loại 34/43
Thành phần vật liệu ASTM F 1700 Đồng chủng
Độ dày ASTM F 386, DIN
EN 428
<±0.4 mm/304.8mm Đạt tiêu chuẩn
Lõm dư ASTM F 1914, DIN
EN 433
Trung bình ít hơn 8%, tối đa.
Đọc đơn 10%
<8%
Ổn định chiều “ASTM Fed. Std.
No. 501a, Method
6211, DIN EN 434”
< 0.51mm/304.8mm Đạt tiêu chuẩn
Chống hóa chất “ASTM F 925
EN 423”
Không nhiều hơn một thay đổi nhỏ trong việc làm mờ bề mặt,
tấn công bề mặt, hoặc nhuộm
Không nhiều hơn một thay đổi nhỏ trong việc làm mờ bề mặt, tấn công bề mặt.
Chống nóng ASTM F 1514 ΔE < 8 ave., tối đa < ΔE = 1.0
Chống lóa ASTM F 1515 ΔE < 8 ave., tối đa < ΔE = 6.0
Giới hạn tải tĩnh Modified ASTM F 970 < 0.127mm (at 1134kg)
Mật độ khói ASTM E 662 < 450 < 450
Tốc độ truyền lửa ASTM E 84 < 75 < 75
CVCM ASTM E 595 1.31%
Dẫn nhiệt DIN 51612 0.039W/m.k
Chống cháy DIN 4102 B1
ONORM B 3810 B1 Q1
Thông lượng bức xạ “ASTM E 648,
NFPA 253”
> 1.08 W/cm2 (hoàn thiện sàn trong nhà Loại I,
NFPA Life Safety Code 101)
Chống mài mòn “ASTM D 1044
CS-10-F Wheel,
500Gm Weight”
Chu kỳ Máy đo
2,500 0.22%
5,000 0.44%
7,500 0.65%
10,000 0.86%
Chống mòn DIN EN 660-1 M
Ảnh hưởng của Castor Chair DIN EN 425 Không hỏng
Độ bền màu ISO 105 B02 ít nhất 6
Tác động hấp thụ âm thanh Vli, ISO 140, ISO 717 Khoảng 2dB
Tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe NFPA 99 Xác nhận tới yêu cầu của NFPA 99 trong ảnh hưởng tại thời điểm lắp đặt
Yêu cầu sản phẩm DIN EN 649
Phòng bảo lãnh phát hành UL 779 Đạt tiêu chuẩn UL
CE Đặc điểm cháy EN ISO 9239-1, 11925-2 Bfl-S1

 

Sợi carbon là gì? Quy trình sản xuất, phân loại sợi carbon

 


Quy cách sản xuất

  • Sàn Vinyl chống tĩnh điện thường có Kích thước: 600mm x 600mm / 610mm x 610mm
  • Độ dày sàn: 2.0mm / 3.0mz
  • Sàn được được đánh giá là giải pháp tối ưu cho các môi trường công nghệ điện tử với điện trở 2.5 x 104 ≤ R ≤ 106 ohms / 106 ≤ 108 ohms.
  • Sàn Vinyl có tính truyền điện phù hợp và ổn định.
  • Khả năng kháng khuẩn cũng như ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn. Đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
  • Sàn Vinyl chống tĩnh điện có khả năng kháng cháy và chịu nhiệt vô cùng hiệu quả.
  • Sản phẩm được sử dụng trong những không gian đặc thù như: phòng điều khiển, phòng điện tử, phòng sạch, bệnh viện…

Thi công sàn vinyl chống tĩnh điện

Thi công sàn Vinyl
Thi công sàn Vinyl

So với những loại sàn nhựa vinyl khác thì thi công sàn vinyl tĩnh điện không có sự khác biệt quá nhiều. Thông thường, quá trình thi công này trải qua 4 bước cơ bản sau đây:

 

Bước 1: Giải phóng mặt bằng và làm sạch sàn nhà

  • Đây được đánh giá là bước quan trọng đầu tiên để đảm bảo rằng sàn nhà được sạch sẽ cũng như không có các vật cản trở quá trình thi công. Nó giúp cho quá trình thi công được nhanh chóng cũng như thực hiện dễ dàng, tiện lợi.
  • Phải đảm bảo rằng mặt sàn bằng phẳng cũng như chắc chắn trước khi dán sàn vinyl chống tĩnh điện. Chỉ có như vậy tuổi thọ của sàn mới được cao.

 

Bước 2: Trải keo dán sàn

  • Khuấy đều keo khoảng 10 phút sau đó quét lên mặt sàn. Đợi khoảng 1 tiếng thì dán sàn lên. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc cũng như chọn điểm đầu tiên dán để đảm bảo được sự cân đối cũng như tính thẩm mỹ.

 

Bước 3: Dán sàn Vinyl chống tĩnh điện

  • Lắp sàn lên keo theo các điểm mối, điểm mút xác định từ trước. Xác định điểm chuẩn và đường chuẩn để quá trình dán được nhanh và đẹp hơn.
  • Hàn các mối nối bằng dây hàn cùng với chất PVC. Sử dụng lưỡi dao chuyên dụng và cắt mối hàn.

 

Bước 4: Hoàn thiện, bàn giao

Đây chính là bước cuối cùng trong quá trình thi công. Ở bước này, bạn nên cân nhắc và lưu ý rằng:

  • Sau khi lắp sàn vinyl chống tĩnh điện thì cần phải làm sạch mặt sàn cũng như đảm bảo tuyệt đối không có bất cứ một vết bẩn nào trên sàn cả.
  • Sau khi thi công 1 – 2 ngày đầu tiên tốt nhất nên cách ly mặt sàn và không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sàn.

 

Công Ty Tư Vấn Thiết Kế, Sản Xuất Bàn Thao Tác

 


Ứng dụng sàn Vinyl chống tĩnh điện

  • Sử dụng trong các phòng máy, phòng thí nghiệm, cơ sở kiểm soát, tổng đài điện thoại di động, các trung tâm kiểm soát tạp âm, các trung tâm lọc đòi hỏi tính thân thiện môi trường cao…
  • Sử dụng trong các không gian làm việc của ngành điện tử, công nghiệp bán dẫn, môi trường y tế, công nghệ viễn thông… Đây chính là những ngành dùng nhiều sàn vinyl chống tĩnh điện nhất hiện nay. Nó được đánh giá là một giải pháp vô cùng tuyệt vời.
  • Sử dụng trong các căn hộ cao cấp để tạo nên vẻ đẹp sang trọng cũng như đảm bảo sự an toàn cho mọi thành viên trong gia đình.
  • Các phòng sạch cao cấp, các hệ thống máy tính văn phòng hay các tòa nhà thông minh.

Ý kiến bình luận



2 bình luận “ Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì? Thông số kỹ thuật của sàn Vinyl

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13