Phương pháp đo ghế chống tĩnh điện ESD trong nhà máy

Ghế chống tĩnh điện được sử dụng rất nhiều trong nhà máy sản xuất, sử dụng cho công nhân khi làm việc thời gian dài, ngoài tác dụng giúp chống mỏi lung, đau nhức chân thì còn giúp truyền tĩnh điện trên cơ thể người xuống thảm cao su chống tĩnh điện.

Tiêu chuẩn được áp dụng để đo ghế chống tĩnh điện là tiêu chuẩn quốc tế ANSI/ESD S20.20 bao gồm rất nhiều hạng mục và phương pháp kiểm tra độ tĩnh điện. Trong đó có nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng câu hỏi về cách đo và sử dụng ghế chống tĩnh điện ESD trong nhà máy như thế nào cho đúng hiện đang là câu hỏi được nhiều nhà quản lý ESD đưa ra.

Vậy phương pháp đo ghế khử tĩnh điện, cách đánh giá và sử dụng như thế nào cho phù hợp. Và khi ngồi ghế ESD có cần phải mang găng tay tĩnh điện phủ pu hay vòng đeo tay chống tĩnh điện không? Hãy cùng Shizu đi vào tìm hiểu ngay sau đây.

Phương pháp đo ghế tĩnh điện

Nếu bạn đã đi vào các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử thì chắc không còn xa lạ gì với chiếc ghế công nhân hay ngồi. Những chiếc ghế này được sử dụng để giành cho các công nhân gặp khó khan trong việc đứng thao tác hoặc giành cho các thai phụ. Hoặc cũng có thể được trang bị cho công nhân làm việc với thời gian dài, giúp tạo sự thoải mái cho công nhân khi ngồi làm việc trên ghế.

Ghế khử tĩnh điện được đánh giá là tuân thủ theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 nếu tuân theo tiêu chuẩn ANSI/ESD TR53 với điện trở bề mặt ghế đến điểm nối đất <1.0 x 10^9 ohms.

Thiết bị đo điện trở bề mặt yêu cầu có dải đo từ 10^3-10^11 Ohms và có 2 mức điện áp đo là 10V và 100V. Với yêu cầu trên, thiết bị đo điện trở bề mặt TREK 152 xuất xứ từ USA hoặc thiết bị đo điện trở bề mặt MEG102 xuất xứ từ JAPAN có thể đáp ứng hoàn toàn chính xác theo tiêu chuẩn yêu cầu.

Máy đo điện trở bề mặt tiêu chuẩn
Máy đo điện trở bề mặt tiêu chuẩn

Các bước thực hiện quá trình đo đạc

Bước 1: Đặt quả nặng (cực dương) lên trên mặt ghế (nên đo 2 vị trí thay đổi giữa đệm ghế và tựa lưng)

Bước 2: Đầu dây cực âm của thiết bị đo TREK 152 kết nối vào điểm nối đất của hệ thống đất ESD

Bước 3: Khởi động thiết bị đo điện trở bề mặt TREK 152, điện áp đo 10V nếu giá trị điện trở >1.0×10^6 nên chuyển sang điện áp đo 100V và giữ cố định 15s sau đó ghi lại kết quả. (Đối với thiết  đo điện trở bề mặt MEG102, quá trình lựa chọn điện áp đo sẽ được thực hiện tự động).

Có cần sử dụng vòng đeo tay khử tĩnh điện khi dùng ghế ESD không

Có nhiều câu hỏi đặt ra: “Vậy khi ngồi trên ghế ESD chúng có thể được coi là một phương pháp nối đất cho người như sàn ESD hoặc vòng đeo tay wrist strap hay không? Và tại sao khi con người ngồi trên ghế ESD vẫn phải đeo vòng đeo tay?”

Theo nguyên nhân gây ra tĩnh điện: bất cứ vật liệu gì khi tiếp xúc với vật liệu khác và sau đó tách ra sẽ tạo ra sự mất cân bằng điện tích và điện tích mất cân bằng này có thể được gọi ESD (tĩnh điện). Nếu ghế ESD được sử dụng trên sàn không ESD thì nó sẽ nạp thêm điện tích khi ma sát, tiếp xúc với bề mặt sàn hoặc cơ thể người và giữ lại chúng cho đến khi có thể truyền-phóng đến đối tượng có điện áp thấp thông qua (tay người, dây xích, chân kim loại… ) Trong trường hợp không phải thảm cao su chống tĩnh điện ESD người dùng bắt buột nối đất cho người trực tiếp bằng vòng đeo tay chống tĩnh điện wrist strap.

Vòng đeo tay phòng sạch chống tĩnh điện
Vòng đeo tay phòng sạch chống tĩnh điện

Sử dụng trên sàn ESD: Đối với ghế ESD không nhất thiết phải sử dụng xây xích hoặc bánh xe dẫn điện để giảm thiểu sự tích điện. Cho dù ghế có được nối đất hay không thì đó không phải là nguyên nhân, nguyên nhân chính là sự thay đổi điện dung trên cơ thể con người khi ngồi vì khi ngồi diện tích bề mặt tiếp xúc giữa con người và đệm ghế tăng lên vẫn có thể gây ra sự mất cân bằng điện tích. Và điều ấy cần được xử lý thông qua phương pháp nối đất tực tiếp cho con người chính là vòng đeo tay chống tĩnh điện wrist strap.

Trong quá trình sử dụng vòng đeo tay wrist strap, khuyến khích nên sử dụng thiết bị giám sát vòng đeo tay chống tĩnh điện ESEI C518 để giám sát liên tục, cảm báo khi vòng wrist strap gặp sự cố kết nối hoặc bị đứt hư hỏng bên trong.

Vậy để sử dụng ghế ESD đạt chuẩn và đúng cách, sự chuẩn bị thiết bị test phù hợp và thực hành theo đúng phương pháp là điều cần thực thi.  Ngoài ra con người bắt buộc mang vòng đeo tay chống tĩnh điện wrist strap khi ngồi trên ghế ESD.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13