Phương pháp hạn chế tĩnh điện phát sinh trong quá trình sản xuất

Tĩnh điện có mặt lợi và mặt hại, tuy nhiên trong môi trường sản xuất phòng sạch, đặc biệt là các nhà máy sản xuất/lắp ráp linh kiện điện tử, vi mạch, bán dẫn,…thì tĩnh điện cực kỳ nguy hiểm, vì nó ảnh hưởng không những đến sức khỏe người lao động mà còn làm hư hỏng linh kiện, thiết bị. Vậy phương pháp nào để hạn chế tĩnh điện phát sinh trong quá trình sản xuất đạt được tiêu chuẩn phòng sạch GMP? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 

Nguồn gốc của tĩnh điện

Tĩnh điện là gì? Là hiện tượng mất cân bằng về điện tích trên bề mặt của vật liệu, và sự mất cân bằng này sẽ bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác. Sự tĩnh điện sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau như: do cọ sát, truyền từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp, hoặc bị nhiễm do đặt gần các vật đã bị mất cân bằng về điện tích,… Vậy chúng ta cũng có thể hiểu rằng tĩnh điện có thể truyền từ vật này sang vật khác, do đó trong quá trình sản xuất, việc di chuyển và thao tác với các linh kiện ESDS và các PCB đã vô tình làm cho tĩnh điện xuất hiện nhiều hơn, điều này khiến cho các linh kiện bị hư hỏng, hoặc phát sinh lỗi tiềm ẩn.

Vậy điều kiện thuận lợi nào khiến cho tĩnh điện phát sinh nhiều đến vậy? câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây.

 

Những điều kiện thuận lợi sinh ra tĩnh điện

Như ở phần trên chúng ta đã biết tĩnh điện sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau, nhưng xét về điều kiện thuận lợi để sinh ra tĩnh điện về cơ bản gồm các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ và độ ẩm: phần lớn tĩnh điện được sinh ra từ việc cọ sát và tiếp xúc, chính vì vậy mà ở điều kiện thời tiết hanh khô và nhiệt độ thấp là điều kiện thuận lợi để phát sinh ma sát lớn nhất dẫn đến tĩnh điện phát sinh nhiều nhất. Tuy nhiên nếu để nhiệt độ và độ ẩm quá cao thì con người khó làm việc hiệu quả, và một điều nữa là chân linh kiện dễ bị oxy hóa. Chính vì vậy mà trong các nhà máy điện tử lớn như LG, SAMSUNG, CANON thì nhiệt độ và độ ẩm thường được đặt ở một ngưỡng vừa phải, đảm bảo mức tĩnh điện và phát sinh tĩnh điện thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo cho các linh kiện không bị oxy hóa, đồng thời nhân viên làm việc được thoải mái, hiệu quả cao hơn.
  • Nguyên vật liệu: các vật liệu cách điện luôn sinh ra tĩnh điện cao, và tĩnh điện sẽ được giữ lại ở đó không thể truyền đi nơi khác. Với mức tĩnh điện cao này sẽ làm cho các linh kiện hay PCB đặt bên cạnh bị mất cân bằng điện tích gây tĩnh điện. Do đó mà các nhà máy thường thay thế vật liệu cách điện sang các vật liệu truyền dẫn tĩnh điện hoặc dẫn điện để đảm bảo tĩnh điện có thể truyền đi ra ngoài, và để tăng độ an toàn có thể để khoảng cách phù hợp nhằm tránh gây hại cho các linh kiện khác, đồng thời dùng thiết bị khử ionizer để khử tĩnh điện trên bề mặt của vật liệu cách điện.
Thiết bị khử ionizer
Thiết bị khử ionizer

 

 

Phương pháp hạn chế tĩnh điện phát sinh trong quá trình sản xuất

Dây tiếp đất chống tĩnh điện
Dây tiếp đất chống tĩnh điện
Giày boot chống tĩnh điện phòng sạch
Giày boot chống tĩnh điện phòng sạch
Áo liền quần chống tĩnh điện có nón
Áo liền quần chống tĩnh điện có nón

Để mua các trang thiết bị chống tĩnh điện cho nhà máy, bạn có thể liên hệ với nhân viên tư vấn của Shizu Co.,Ltd để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13