Mục Lục
Hiện nay nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, các nhà máy sản xuất, gia công, chế tạo mọc lên trên khắp cả nước. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng trang thiết bị, đồng phục chống tĩnh điện, đồng phục phòng sạch ngày càng nhiều nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các linh kiện, phụ kiện công nghệ, điện máy, thức ăn, dược phẩm, và rau củ quả. Đối với các ngành sản xuất liên quan đến thiết bị điện tử, thì việc trang bị trang thiết bị chống tĩnh điện là hết sức cần thiết, một mặt giúp bảo vệ sức khỏe người lao động, mặt khác giúp bảo vệ sản phẩm không bị lỗi và hư hỏng.
Có lẽ không ít người trong chúng ta vẫn đang còn thắc mắc vải tĩnh điện là gì, vì sao lại phải sử dụng vải chống tĩnh điện mà không phải các loại vải thường dùng hằng ngày. Hãy cùng Shizu đi tìm hiểu ngay tại bài viết này.
Vải chống tĩnh điện là gì?
Vải chống tĩnh điện là một loại vải đặc biệt giúp hạn chế tối đa sự truyền điện tích tĩnh từ cơ thể người sang môi trường tiếp xúc xung quanh, từ đó giúp hạn chế cháy nổ, bảo vệ sản phẩm.
Vải chống tĩnh điện được làm từ chất liệu Polyester và sợi Carbon (theo tỷ lệ 98% sợi Polyester và 2% sợi Carbon). Sợi Carbon là một loại sợi có khả năng chống tĩnh điện rất tốt, chính vì vậy mà vải có mật độ sợi Carbon càng nhiều (khoảng cách các sợi Carbon càng ngắn) thì khả năng chống tĩnh điện càng tốt (thông thường khoảng cách giữa các sợi carbon là 5mm). Bạn hoàn toàn có thể dựa vào đây để kiểm tra mức độ chống tĩnh điện của trang bị chống tĩnh điện (quần áo phòng sạch chống tĩnh điện, nón chống tĩnh điện,…) mà không cần sử dụng đến máy móc để đo.
Tiêu chuẩn phòng sạch càng cao thì ta cần chọn loại vải chống tĩnh điện có khả năng chống bám bụi càng lớn.
Vì sao vải phòng sạch lại được làm từ 98% sợi Polyester và 2% sợi Carbon mà không phải là loại vải khác. Bởi vì sợi Polyester là loại sợi đặc biệt được làm từ dầu mỏ nên rất ít tạo ra bụi vải so với các loại vải thông thường khác (cotton, kaki) nên được ưa chuộng làm vải phòng sạch.
Thông số tiêu chuẩn của vải chống tĩnh điện:
- Khoảng cách sợi carbon: 5mm
- Điện trở: 10^6 – 10^7 Ω
- Trọng lượng: 110 g/m2
- Khổ rộng khoảng: 150 cm
- Mật độ sợi: 100D * 100D
- Thành phần: 99% Polyester và 1% sợi dẫn điện (Carbon)
Vải phòng sạch và vải chống tĩnh điện khác nhau thế nào?
Vải phòng sạch và vải chống tĩnh điện là hoàn toàn khác nhau về bản chất, chính vì vậy chúng ta cần hiểu rõ để lựa chọn cho đúng sản phẩm, tránh lãng phí không cần thiết.
Vải phòng sạch: là loại vải chuyên dùng cho phòng sạch, do đó mà yêu cầu tuyệt đối không bị đổ lông (không phát sinh bụi vải), khả năng chống bám bụi tốt, chất liệu chính là 100% sợi Polyester.
Vải chống tĩnh điện: là loại vải có khả năng chống tĩnh điện, được dệt từ nhiều loại vải khác nhau như: cotton, kaki, polyester,… kết hợp với sợi Carbon chống tĩnh điện theo tỷ lệ phần trăm khác nhau.
Vì sao cần sử dụng vải chống tĩnh điện?
Theo vật lý học, cơ thể con người luôn luôn tồn tại các hạt điện tích dư thừa, lượng điện tích dư thừa này càng cao thì cường độ tĩnh điện sinh ra càng lớn. Khi cơ thể chúng ta bị nhiễm tĩnh điện thì sẽ truyền qua một vật bất kỳ nếu ta chạm vào nó, vấn đề tĩnh điện có lẽ ai cũng đã từng gặp, tuy nhiên nó hoàn toàn vô hại trong đời sống của chúng ta do đó bạn cũng ít bận tâm đến. Nhưng trong các trường hợp sau sẽ vô cùng nguy hiểm:
- Trong phòng thí nghiệm, nhà máy dược phẩm: sự tĩnh điện sẽ làm cho bụi bẩn bám vào nhiều hơn, mức độ tĩnh điện càng cao thì khả năng bám bụi càng lớn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm và chất lượng sản phẩm.
- Trong nhà máy sản xuất linh kiện điện tử: sự tĩnh điện sẽ làm hư hỏng các bộ phận nhạy cảm trên bo mạch điện tử, hư hỏng chip, làm giảm tuổi thọ sản phẩm.
- Trong ngành dầu khí: tĩnh điện có khả năng tạo ra sự phóng điện, sự phóng điện phát sinh ra các tia lửa nhỏ (tương tự như sấm sét thu nhỏ) dẫn đến cháy nổ nghiêm trọng.
- Trong sản xuất giấy: sự phòng điện có thể làm giấy bị cháy một cách nhanh chóng, dẫn đến thiệt hại nặng nề về tài sản.
Cách chọn vải phòng sạch chống tĩnh điện
- Vải được dùng trong phòng sạch chống tĩnh điện phải đạt yêu cầu: không phát sinh bụi vải, chống bám bụi. Do đó cần sử dụng loại vải có thành phần Polyester cao (tỷ lệ 98% Polyester, 2% sợi Carbon).
- Phải đảm bảo sử dụng sợi Carbon chống tĩnh điện nhằm hạn chế sự phóng tĩnh điện.
- Lựa chọn loại vải phù hợp: vải chống tĩnh điện dệt sọc ngang hoặc vải chống tĩnh điện dệt ca rô.
- Tùy theo tiêu chuẩn của phòng sạch để lựa chọn độ bám bụi, tiêu chuẩn càng cao thì sử dụng vải có khả năng chống bám bụi càng lớn.
- Đối với các phòng ban làm việc bên ngoài phòng sạch nhưng yêu cầu vải chống tĩnh điện, bạn có thể lựa chọn vải có thành phần cotton cao (như vải Kaki chống tĩnh điện có 68% cotton, 30% polyester và 2% sợi carbon, vải này không dùng cho phòng sạch vì lượng bụi vải nhiều).
Các loại vải tĩnh điện phổ biến
Có nhiều cách để phân biệt vải tĩnh điện, tuy nhiên có 3 cách chính để bạn dễ dàng phân loại như sau:
Phân biệt theo cách dệt sợi carbon chống tĩnh điện
- Loại vải kẻ sọc ngang: sợi Carbon được dệt cách nhau 5mm
- Vải kẻ sọc caro: các sợi Carbon được dệt vuông góc với nhau tạo thành hình vuông 5mm x 5mm
Phân biệt theo cấp độ phòng sạch
- Vải dùng cho phòng sạch cấp độ 100 – 1000: dùng trong phòng sạch cấp độ trung bình.
- Vải dùng cho phòng sạch cấp độ 10 – 100: sử dụng trong phòng sạch có cấp độ cao.
- Vải dùng cho phòng sạch cấp độ 0 – 10: sử dụng cho phòng sạch có cấp độ rất cao.
Phân biệt theo nguồn gốc xuất xứ
- Vải nhập từ Hàn Quốc
- Vải nhập từ Trung Quốc
Trên đây là toàn bộ thông tin về vải chống tĩnh điện được sử dụng để may các trang thiết bị bảo hộ lao động như: quần áo phòng sạch chống tĩnh điện, mũ nón chống tĩnh điện, găng tay phủ PU chống tĩnh điện, giày dép chống tĩnh điện,… Hi vọng bạn có thểm kiến thức về vật liệu mới này, cũng như có thể lựa chọn được loại vải phù hợp với thiết kế phòng sạch của nhà máy.