Mục Lục
Buồng khử khuẩn COVID là gì?
Buồng khử khuẩn hay còn gọi là máy khử khuẩn toàn thân khác với Air shower được phát minh và sản xuất trong giai đoạn COVID diễn biến phức tạp nên các nhà sản xuất và khách hàng thường gọi tên là “Buồng khử khuẩn COVID-19”. Buồng khử khuẩn là buồng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, mốc gây bệnh, hơn 97% các loại vi khuẩn, virus bám trên bề mặt cơ thể, quần áo đã bị loại bỏ, dung dịch sử dụng trong buồng khử khuẩn có dạng phun sương mịn là dung dịch muối ion và nước ozone được dùng ứng dụng khử khuẩn phổ biến như anolyte, trong đó muối ion là dung dịch đã qua kiểm định nên người dùng có thể tránh được các nguy cơ gây kích ứng dụng học bệnh viện.
Buồng khử khuẩn COVID có an toàn cho người không?
Trước hết, để tìm hiểu buồng khử khuẩn có an toàn cho con người hay không, chúng ta hãy tìm hiểu về những thành phần được sử dụng trong đó để có câu trả lời thích ứng nhé! Theo công nghệ sản xuất buồng kháng khuẩn tự động thì hiện nay, công nghệ khí ozone đang được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn, các loại máy ozone với những công suất khác nhau có mặt trong nhiều lĩnh vực, từ đời sống hằng ngày cho tới lĩnh vực công nghiệp.
Ozone ứng dụng trong làm sạch, khử độc thực phẩm, khử trùng nguồn nước tinh khiết, nước sinh hoạt, nước chăn nuôi, nước thải, xử lý mùi khí thải,… được sử dụng rất nhiều, song phần lớn chúng ta lại chưa thực sự nắm rõ được nồng độ ozone bao nhiêu là đủ. Riêng đối với vấn đề xử lý khử khuẩn phòng, chống dịch bệnh Covid-19, cơ chế lây nhiễm của virus rất đa dạng, phức tạp, dù người bệnh có đeo khẩu trang, rửa tay thì những thứ khác cũng có thể là nguồn cơn lây lan virus.
Chính vì vậy Công ty TNHH SX-TM-DV ShiZu đã dựa trên nghiên cứu tiêu chuẩn Ozone liên quan đến sức khoẻ con người làm sao cho nó ở trong mức an toàn và không gây ảnh hưởng. Trong ngưỡng nồng độ giới hạn của FDA (Food and Drug Administration) và OSHA (Occupational Health & Safety Standards) là 0.05ppm và thời gian tiếp xúc trong 8 giờ liên tục là <0,1ppm, thì ozone hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe của con người.
Theo đó, khi sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng, máy khử khuẩn toàn thân sử dụng công nghệ phun sương khí Ozone + dung dịch NaCl 0,9%. Trong đó, nồng độ Ozone trong buồng khử khuẩn đo được trong quá trình thử nghiệm luôn <0.075ppm. Do vậy, việc sử dụng dung dịch muối sinh lý (Nacl 0,9%) và Ozone trong ngưỡng an toàn nên không gây kích ứng, không ảnh hưởng đến hệ hô hấp…
Tìm hiểu thêm về ứng dụng khí ozone trong khử khuẩn covid tại đây: https://phongsachcongnghiep.com/xu-ly-be-mat-co-virus-corona/
Nguyên lý buồng khử khuẩn COVID
Buồng khử khuẩn COVID-19 do Công Ty TNHH SX-TM-DV SHiZu sản xuất có những tính ưu việt vượt trội như: Sử dụng công nghệ tự động, có thể làm sạch toàn thân chỉ trong vòng 30 giây; khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, mốc gây bệnh lên tới 97% các loại vi khuẩn, virus bám trên bề mặt cơ thể, quần áo; máy làm theo module nên có thể dễ dàng tháo lắp và vận chuyển, tích hợp bộ cảm biến tự kích hoạt. Việc xử lý vi khuẩn trên bề mặt quần áo, điện thoại, phụ kiện cầm tay… sẽ giải quyết phần nào nhu cầu sàng lọc lây nhiễm tại một số khu vực tiếp xúc đông người như trường học, bệnh viện…
Đặc biệt, Buồng khử khuẩn khung Inox được sản xuất theo kích thước khách hang mong muốn, có kiểu dáng và mẫu mã đẹp, thiết kế trang nhã…Buồng được thiết kế dạng 2 cửa, ra/vào khác nhau để kiểm soát được việc phun khử khuẩn của hệ thống máy. Tuỳ vào nhu cầu cụ thể để sử dụng loại buồng khử khuẩn COVID phù hợp nhất.
Cấu tạo của sản phẩm gồm: Phần khung máy khử khuẩn toàn thân được chế tạo bằng thép sơn tĩnh điện hoặc inox (tuỳ vào nhu cầu của mỗi khách hang yêu cầu). Không gian trong buồng đủ rộng để khử khuẩn cho cả người và phương tiện mô tô, xe gắn máy trước khi vào đơn vị. Xung quanh buồng được lắp các tấm nhựa PE mỏng trong suốt. Lối ra vào buồng được che bởi những tấm dải nhựa, ngăn không cho dung dịch sát khuẩn bay ra ngoài.
Buồng khử khuẩn tự động còn có hệ thống điều khiển hoạt động gồm nhiều chi tiết điện, điện tử như: Hệ thống vi mạch cảm biến; hệ thống bơm, bép phun sương và bình chứa dung dịch; bộ nguồn Adapter 12V DC; vi xử lý cảm biến hồng ngoại; rơ-le kích máy bơm van một chiều; công tác nguồn; ống dẫn dung dịch và dây dẫn điện.
Buồng hoạt động theo cơ chế: Cảm biến tự động nhận diện sau đó truyền tín hiệu về cho vi xử lý, vi xử lý sẽ ra lệnh cho bơm phun dung dịch sát khuẩn. Dung dịch sát khuẩn có thể là Cloramin B 0,5%, nước muối ion hóa (Anolyte), hoặc các loại dung dịch diệt khuẩn khác có bán phổ biến trên thị trường hiện nay, đã được cơ quan chức năng kiểm chứng về độ an toàn cho người sử dụng cũng như khả năng loại bỏ vi khuẩn, các loại nấm…
Với kích thước siêu nhỏ của hạt sương chỉ trong vòng 10 giây, toàn bộ không gian buồng đã bao trùm kín dung dịch khử khuẩn dưới dạng sương mù mịn giúp dung dịch tiếp xúc tối đa vào quần áo người sử dụng mà không cần xoay người khi đứng trong buồng và không bị ướt quần áo.
Mặt bên của buồng khử khuẩn được làm bằng nhựa PE trong suốt cho phép người đứng trong buồng có thể quan sát ra bên ngoài, tạo không khí thoải mái khi sử dụng thiết bị.
Buồng có khả năng khử khuẩn nhanh chóng, toàn thân, đủ an toàn khi phục vụ số lượng đông người; dễ dàng sử dụng, tháo lắp, vận chuyển. Một hệ thống sau khi lắp đặt hoàn chỉnh có thể đáp ứng công suất khử khuẩn lên tới 1.000 người/ngày.
Tác dụng của buồng khử khuẩn COVID
Buồng khử khuẩn COVID có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, mốc gây bệnh, hơn 97% các loại vi khuẩn, virus bám trên bề mặt cơ thể, quần áo đã bị loại bỏ.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện tại, Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc nghiên cứu thành công buồng kháng khuẩn tự động này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng, chống lây nhiễm, nhất là đối với những cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, công sở có tính chất đông người.
Ứng dụng của buồng khử khuẩn COVID
Buồng khử khuẩn COVID rất thích hợp cho các khu công nghiệp, văn phòng, công ty, các tòa nhà chung cư, siêu thị, sân bay, ngân hàng, trường học, các nơi công cộng… đông người, trong tình hình diễn biến phức tạp của bệnh dịch Covid-19 hiện nay.
Có thể đặt máy khử khuẩn toàn thân ở ngay cổng ra vào hoặc trước cửa, trước các nơi kiểm soát được lượng người qua lại để việc kiểm soát khử khuẩn được thực hiện chặt chẽ hơn.
Công ty sản xuất buồng khử khuẩn COVID
Nếu Quý khách hàng đang cần mua buồng khử khuẩn toàn than sử dụng cho đơn vị mình mà chưa biết mua ở đâu uy tín, chất lượng và thời gian giao hàng nhanh. Hãy liên hệ ngay với Công Ty TNHH SX-TM-DV SHiZu theo thông tin bên dưới:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ SHIZU
- Địa chỉ: B1-1.14 , KDC Vĩnh Phú 4, Khu phố Hoà Long, Phường Vĩnh Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Xưởng sản xuất: 365A Tô Ngọc Vân, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 2253 4901 – 028 2253 4902
Chúng tôi luôn có đội ngũ nhân viên kinh doanh báo giá nhanh, nhân viên chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo, sản phẩm luôn đạt chất lượng hiệu quả và thẩm mỹ cao.
COVID-19 là gì?
Virus Corona (Covid-19) gây bệnh viêm phổi cấp ở Vũ Hán là gì? Vì sao vi rút Corona lại lan nhanh thành dịch chỉ trong thời gian ngắn? Phòng ngừa, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị vi rút dịch Covid-19 bằng cách nào?… là những thắc mắc cần được thông tin chuẩn xác.
Virus Corona là gì?
Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.
Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Covid 19 là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.
Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định trước đó.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.
Virus corona chủng mới là gì?
Virus Corona là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV và SARS-CoV nguy hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona thuộc chủng mới (màu vàng) ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán” đang “tung hoành” suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hơn 100 triệu người mắc, hơn 2 triệu người tử vong trên thế giới (*).
Đây là dạng virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa và lây sang người. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp), đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó để phục vụ cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác. Người nhiễm 2019-nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm virus Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.
Virus Corona gây bệnh như thế nào?
Hầu hết các loại virus Corona có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:
- Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.
- Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona khiến virus truyền từ người này sang người khác.
- Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.
- Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, trung bình một bệnh nhân nhiễm virus Corona sẽ lây lan sang 5,5 người khác. Chính vì virus Corona có khả năng lan truyền rất nhanh từ người sang người, nên nếu người dân không được trang bị kiến thức về phòng chống bệnh, đại dịch rất dễ xảy ra.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, ở nhiệt độ cao bên ngoài cơ thể (trên 20oC, đặc biệt là trên 25oC), ánh nắng, môi trường thông thoáng, virus Corona (2019-nCoV) sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.
Hình ảnh buồng khử khuẩn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.