Sử dụng khí Ozone và khăn lau để xử lý bề mặt có virus corona – covid 19

Sử dụng khí Ozone để khử khuẩn

Virus Covid-19 hiện nay đang lây lan rất nhanh, các biện pháp phòng tránh bệnh như khẩu trang, nước rửa tay vẫn là phương pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Và mới đây, các nhà nghiên cứu của Trường đại học Tel Aviv (Israel) đã phát hiện ra khí Ozone có thể khử khuẩn bề mặt có virus Corona. Lâu nay, khí ozone vẫn được sử dụng để diệt khuẩn và virus trong xử lý nước, và được sử dụng trong các buồng khử khuẩn Covid.

Phân tử virus cornoa phân lập - Ảnh: NIAID-RM
Phân tử virus cornoa phân lập – Ảnh: NIAID-RM

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Environmental Chemistry Letters, theo đó các nhà nghiên cứu nhận thấy khí ozone có hiệu quả để diệt virus corona đạt tới 90% và khí ozone ưu việt hơn các dung dịch khử khuẩn do nó có thể tiếp cận các vị trí khuất hoặc các không gian có nhiều thiết bị.

Ngoài ra, việc sử dụng khí ozone cũng được đánh giá là kinh tế hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian, công nghệ có sẵn, có thể đưa vào ứng dụng rộng rãi trong các bệnh viện, trường học, khách sạn, thậm chí là trên máy bay.

Các nhà nghiên cứu cho thấy, virus corona có thể bám trên bề mặt hàng giờ, thậm chí hàng ngày tùy vào điều kiện bề mặt và môi trường. Do đó, khử trùng bề mặt vẫn được coi là một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Sử dụng khăn để lau

Theo các chuyên gia WHO, trong trường hợp cần khử trùng bất kỳ bề mặt nào, hãy sử dụng giẻ lau được ngâm tẩm các chất đặc biệt, không nên phun thuốc khử trùng trong nhà, trên đường phố vì không hiệu quả trong phòng ngừa dịch viêm phổi Covid-19.

Phun thuốc khử trùng tại nơi làm việc ở Misrata, Libya - Ảnh: REUTERS
Phun thuốc khử trùng tại nơi làm việc ở Misrata, Libya – Ảnh: REUTERS

 

Tổ chức Y tế thế giới WHO vừa khuyến cáo việc phun thuốc khử trùng hoặc xông khử khuẩn trong nhà, hay các phòng kín là không hiệu quả. Những phương pháp phòng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 này không có tác dụng cần thiết như nhiều người vẫn nghĩ, thay vào đó có thể gây tổn thương cho mắt, hệ hô hấp và kích ứng da.

Theo đó, nếu cần phải khử trùng bất kỳ bề mặt nào, tốt hơn là dung giẻ lau được ngâm tẩm các chất đặc biệt sau khi dung bàn chải hoặc giấy ráp loại bỏ các chất bẩn hữu cơ còn sót lại. Lưu ý nên đeo khẩu trang, sử dụng găng tay phù hợp như găng tay cao su latex, găng tay phủ pu lòng bàn, quần áo bảo hộ,…nhằm đảm bảo an toàn trong việc sử dụng các loại hóa chất.

WHO cũng khuyến cáo không phun thuốc khử trùng trên đường phố vì thuốc khử trùng sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với bụi bẩn.

Thông báo của WHO nhấn mạnh: “Việc xịt thuốc ở các hành lang, văn phòng hoặc các buồng kín khác không được khuyến khích trong mọi trường hợp. Xét về tác động thể chất, hoạt động này còn có thể gây hại, và sẽ không làm giảm nguy cơ con người bị nhiễm bệnh theo đường giọt bắn trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp”.

Ngoài ra, việc phun thuốc khử trùng lên người có thể gây kích ứng mắt và da, làm co thắt phế quản, buồn nôn và nôn mửa.

Đại dịch COVID-19 đã lây lan hầu khắp các nước trên thế giới. Theo trang thống kê worldometers.info, trên thế giới hiện có hơn 4,8 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 316.000 người chết vì COVID-19.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13