Găng tay bảo hộ lao động thường được phủ chất liệu gì?

Găng tay bảo hộ lao động có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc, hầu hết các lĩnh vực đều có sử dụng găng tay bảo hộ lao động, một số loại găng tay bảo hộ thường dùng như: găng tay cao su nitrile, găng tay cao su latex, găng tay phủ pu chống tĩnh điện, găng tay phủ pu đầu ngón và lòng bàn tay, găng tay chống cắt, găng tay vải,…

Lớp phủ trên găng tay bảo hộ sẽ quyết định nhiều đến tính năng của găng tay, lớp phủ này ảnh hưởng đến độ bám dính, khả năng chống cắt, chống đâm xuyên, chống hóa chất, chống khuẩn, chống hao mòn,…

Vậy găng tay bảo hộ lao động thường được phủ bằng những chất liệu gì? Hãy cùng Shizu điểm qua một số chất liệu phủ lên găng tay bảo hộ ngay sau đây.

 

Có thể bạn quan tâm

Những lưu ý cần biết khi mua găng tay phòng sạch

 

Găng tay phủ Nitrile

Cao su Nitrile là một loại cao su tổng hợp (xem định nghĩa: cao su nitrile là gì), có khả năng chống dầu, chống hao mòn, khả năng chống đâm thủng và chống rách tốt. Găng tay cao su nitrile phù hợp với các lĩnh vực như lắp ráp và cơ khí chế tạo máy.

Cao su latex và cao su nitrile có điểm khác biệt chính đó là khả năng chống hóa chất, với cao su nitrile thì khả năng kháng dầu tốt hơn latex, do đó cao su nitrile sẽ là lựa chọn tốt cho việc dập kim loại hoặc xử lý các linh kiện dầu nhờn nhỏ.

Ưu điểm

  • Chống đâm thủng
  • Chống dầu
  • Chống hao mòn
  • Nhiệt độ sử dụng từ -4 độ C đến 149 độ C

Nhược điểm

  • Độ bám dính kém trong môi trường dầu

Găng tay phủ Foam nitrile

Có thể tạo ra cao su nitrile ở dạng foam bằng quá trình trộn cơ học, bọt nitrile hoạt động như một miếng bọt biển để hấp thụ các chất lỏng, việc này sẽ giúp gia tang độ bám dính tốt hơn cho găng tay so với găng tay phủ nitrile phẳng.

Găng tay phủ foam nitrile thường được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, chế tạo ô tô và thao tác với các linh kiện nhỏ.

Ưu điểm

  • Linh hoạt
  • Thoát khí tốt
  • Duy trì được độ bám trong môi trường ẩm ướt, nhớt
  • Chống hao mòn

Nhược điểm

  • Chất lỏng có thể thấm qua lớp foam

Găng tay phủ Micropore nitrile

Micropore nitrile là một dạng nitrile tổng hợp khác, được xử lý đặc biệt nhằm chế tạo ra các lỗ nhỏ trên bề mặt lớp phủ nitrile, điểm đặc biệt của micropore nitrile chính là khắc phục được nhược điểm hấp thụ dầu và chất lỏng của foam nitrile, giúp bàn tay luôn khô ráo.

Găng tay phủ micropore nitrile thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp chế tạo kim loại hoặc lắp ráp ô tô.

Ưu điểm

  • Chống thấm dầu và chất lỏng
  • Chống hao mòn

Nhược điểm

  • Sử dụng kém với các chất có độ dính

Găng tay phủ PU – Polyurethane

Găng tay phủ PU là loại găng tay có độ linh hoạt cao, giá rẻ, đặc biệt là ít sinh ra bụi (xem thêm định nghĩa PU là gì). Găng tay phủ PU có hai loại là găng tay phủ pu đầu ngón taygăng tay pu phủ bàn. Thường được sử dụng trong các công việc thao tác với chi tiết nhỏ. Polyurethane có đặc tính mềm, khả năng chống đâm thủng và chịu mài mòn vừa phải, làm cho nó trở thành một loại polymer đa năng nhất.

Găng tay phủ PU lòng bàn tay
Găng tay phủ PU lòng bàn tay

Xét về mặt hóa học, Polyurethane có khả năng chịu được dầu, dung môi, chất béo, mỡ, xăng, oxy hóa và ozone, tuy nhiên không khuyến khích sử dụng trong môi trường ẩm ướt vì khả năng chống nước kém. Thường dùng trong các công việc chế tạo hoặc lắp ráp.

Ưu điểm

  • Nhẹ, linh hoạt
  • Độ bám tốt trong môi trường khô

Nhược điểm

  • Không sử dụng trong môi trường nhiệt độ trên 79 độ C
  • Độ bám kém trong môi trường ẩm ướt, có dầu
  • Khả năng chống cắt, chống đâm lủng kém

Găng tay phủ Latex

Latex là một loại cao su thiên nhiên có độ đàn hồi rất cao, độ bám nổi bật so với các chất liệu phủ găng tay khác (xem thêm : cao su latex là gì). Cao su latex cũng có thể chịu được nhiệt độ cực cao và khả năng chống rách tốt, tuy nhiên cao su latex ít được sử dụng rộng rãi trong thời gian qua vì các vấn đề về dị ứng da, cũng như có sự thay thế của cao su nitrile. Găng tay cao su latex thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất thủy tinh hoặc xây dựng.

Ưu điểm

  • Có độ bám tốt
  • Độ linh hoạt cao

Nhược điểm

  • Chịu nhiệt, chống dầu, chống hao mòn kém
  • Một số trường hợp sử dụng bị dị ứng

Găng tay phủ PVC

PVC có tên tiếng anh đầy đủ là Polyvinyl clorua, lớp PVC này giúp găng tay thích hợp sử dụng trong ngành hóa dầu, với khả năng chịu được keo dán nên có thể sử dụng được trong lĩnh vực chế biến gỗ.

Ưu điểm

  • Là lựa chọn tối ưu khi tiếp xúc với các loại keo dán
  • Chịu được nhiệt độ thấp
  • Chống hao mòn tốt

Nhược điểm

  • Chống đâm xuyên kém

Găng tay phủ Neoprene

Neoprene là một loại chất liệu được phát minh bởi nhà khoa học Dupont vào năm 1930, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Neoprene thường được sử dụng làm lớp phủ cho găng tay Arc flash và găng tay chịu nhiệt độ cao.

Ưu điểm

  • Độ bám dính tốt trong môi trường khô, ướt và dầu
  • Khả năng chống cháy, chịu nhiệt tốt
  • Chống dầu

Nhược điểm

  • Chống hao mòn kém

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/shizucle6595/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/shizucle6595/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13