Vấn đề bảo hộ lao động hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, làm sao cho người lao động làm việc hiệu quả cao nhưng vẫn giữ được an toàn trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về trang thiết bị bảo hộ lao động, điển hình là phân biệt giữa loại giày chống tĩnh điện và giày cách điện. Có rất nhiều người đã nhầm lẫn về hai loại giày này dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Hôm nay Shizu xin chia sẻ đến cách phân biệt giày chống tĩnh điện và giày các điện để các bạn có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân và người khác.
Trên giày bảo hộ có 2 chức năng liên quan đến điện đó là chống tĩnh điện và cách điện. Đây là 2 tính năng có cơ chế hoạt động trái ngược nhau.Cơ chế chống tĩnh điện thể hiện mức độ điện tích trong cơ thể được truyền qua người.Ngược lại cơ chế cách điện thể hiện mức độ ngăn cản dòng điện đi qua giày.
Cơ chế giày cách điện
Cơ chế cách điện này của giày sẽ thay đổi sau 1 thời gian sử dụng.Vì vậy giày cách điện cần được kiểm tra khả năng cách điện thường xuyên đặc biệt là trước khi bước vào khu vực có nguy cơ giật điện.
Một lưu ý khác là giày cách điện được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng ở môi trường khô.Vì nếu giày bị ướt thì rủi ro tiếp xúc với dòng điện sẽ cao hơn rất nhiều.
Một số khách hàng thắc mắc rắng tại sao một số mã giày cách điện lại có mũi giày bằng thép.Điều quan trọng nhất ở đây là phần đế giày, phần giữ vai trò quan trọng nhất trong việc ngăn không cho dòng điện truyền qua cơ thể người rồi đi xuống đất còn mũi giày bằng gì thì không ảnh hưởng.
Cơ chế giày chống tĩnh điện
Cũng là 1 tính năng liên quan đến dòng điện trên giày bảo hộ, tuy nhiên giày cách điên ngăn không cho dòng điện đi qua,còn giày chống tĩnh điện lại “tạo điều kiện”cho dòng điện đi qua rồi truyền xuống sàn tạo sự trung hòa về điện tích giữa cơ thể và mặt thảm chống tĩnh điện tphcm.
Chống tĩnh điện được chia làm 2 loại:Chống tĩnh điện antistatic và chống tĩnh điện ESD
- Chống tĩnh điện antistatic thường gặp ở loại giày bảo hộ thông thường
- Chống tĩnh điện ESD thường chỉ được trang bị hạn chế ở một số model nhất định
ESD: đây là tiêu chuẩn đại diện cho sự phân tách của một dãi chống tĩnh điện được chỉ ra bằng tiêu chuẩn EN ISO 20345. Ngưỡng kháng tiếp xúc thấp hơn 100kilohm và ngưỡng trên 35 megaohm. Nghĩa là giày ESD luôn chống tĩnh điện, nhưng không phải tất cả các giày chống tĩnh điện đều phù hợp với ESD.
ESD liên quan đến các ứng dụng yêu cầu đối với tiêu chuẩn bảo vệ sản phẩm, việc dán nhãn tách biệt với CE. Do vậy, giày bảo hộ thích hợp với tiêu chuẩn này có biểu tượng ESD màu vàng.
Chống tĩnh điện ESD đặc biệt phù hợp khi tiếp xúc với các linh kiện,máy móc nhạy cảm với dòng điện.Nếu là công việc tiếp xúc với thiết bị linh kiện bán dẫn thì giày chống tĩnh điện ESD là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra nên trang bị thêm máy làm sạch đế giày tự động nhằm đảo bảo vệ sinh cho phòng sạch.