Bụi mịn PM 1.0, Bụi mịn PM 2.5, Bụi siêu mịn là gì?

Nếu bạn đang sống tại các thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội thì chắc chắn bạn đã từng chứng kiến cảnh tượng mù mịt như sương mù, tuy nhiên đó không phải sương mù mà là bụi mịn. Bên trong thành phần của không khí có thể thấy bụi đang chiếm một tỉ lệ không hề thấp hiện nay, vậy bụi mịn là gì? Vì sao lại có bụi mịn? Bụi mịn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người, đặc biệt là các khu vực có nồng độ bụi cao. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về bụi mịn ngay trong bài viết này.

Ô nhiễm không khí TP.HCM
Ô nhiễm không khí TP.HCM

Bụi mịn là gì?

Bụi mịn được định nghĩa là các vật chất dạng rắn, lỏng, bụi mịntên tiếng anh là Particulate Matter (viết tắt PM) là những hạt bụi có kích thước nhỏ, đây là hỗn hợp những vật chất ở dạng rắn, lỏng lơ lửng bên trong không khí. Hỗn hợp khí này bao gồm cả hạt vô cơ và hữu cơ như phấn hoa, bồ hóng, khói, giọt chất lỏng,… gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử, dược phẩm, mỹ phẩm,… trong quá trình sản xuất, chính vì vậy mà phòng sạch được áp dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn bụi mịn này.

Bụi mịn được phân loại dựa trên kích thước như sau:

  • Bụi PM10: là những hạt bụi có đường kính trong khoảng 2.5µm – 10µm.
  • Bụi PM2.5: là những hạt bụi mịn với đường kính nhỏ hơn 2.5µm, đây là loại bụi mịn được biết đến nhiều nhất hiện nay.
  • PM1.0: được gọi là những hạt bụi siêu mịn có kích thước 1µm.
  • Bụi nano PM0.1: đây là loại bụi siêu mịn với kích thước dưới 0.1µm.
Không khí ở Tp.HCM ô nhiễm (nguồn Vietnamnet)
Không khí ở Tp.HCM ô nhiễm (nguồn ảnh Vietnamnet)

 

Bụi mịn PM 2.5 là gì?

Bụi mịn PM2.5 là những hạt bụi li ti có trong không khí với kích thước 2,5 micron trở xuống (so với sợi tóc con người thì nó nhỏ hơn khoảng 30 lần). Bụi mịn pm2.5 được hình thành từ các chất như nitơ, sợi carbon và các hợp chất kim loại khác.

Kích thước bụi mịn
Kích thước bụi mịn

Khi nông động bụi mịn PM2.5 có trong không khí ở ngoài trời tang lên thì sẽ làm cho không khí bị mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù. Bụi mịn pm2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và gây nên một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư….Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt…khi tiếp xúc lâu dài thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim ở người bệnh. Theo thống kê thì mỗi năm, bụi mịn pm2.5 có thể tăng 10μg/m3, đồng nghĩa với việc số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8% và các bệnh về tim mạch cũng tăng lên đáng kể.

Ngoài những mối nguy hiểm kể trên thì bụi mịn pm2.5 còn được mệnh danh là sát thủ có thể thúc đẩy, làm đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan, góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

 

Bụi mịn PM1.0 là gì?

Bụi mịn pm 1.0 là những hạt bụi dạng lỏng, hoặc rắn trôi nổi ngoài không khí. Chữ PM là viết tắt của chữ tiếng Anh – Particulate Matter, có ý nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng). Chỉ số 1.0 là chỉ số kích thước các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 micromet. Bụi mịn pm 1.0 (dưới 1 μm) đã xuất hiện tại nước ta từ vài năm trở lại đây, nhất là vào những ngày nhiệt độ xuống thấp hoặc không khí khô.

 

Ngoài bệnh khả năng gây ra các bệnh lý về hô hấp, thì bụi mịn pm 1.0 còn có thể tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí – máu của người bệnh để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN, gây bệnh về tâm lý và giảm trí nhớ nghiêm trọng cho người bệnh.

Bụi siêu mịn là gì?

Bụi siêu mịn hay bụi PM 1.0 là những hạt dạng lỏng, hoặc rắn trôi nổi ngoài không khí. Các nhà khoa học thường sử dụng chỉ số PM 10, PM 2.5, PM 1.0 để thể hiện hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt dạng lỏng, rắn trôi nổi trong 1 m3 không khí. Và bụi siêu mịn PM 1.0 hiểu như sau

Kí hiệu 1.0 tức là kích thước các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 1 micromet (micromet viết tắt là μm, bằng 1 phần triệu mét).

Kí hiệu PM 1.0, PM 2.5 là chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm, 2,5 μm.

Bụi càng nhỏ hay càng mịn càng dễ đi sâu vào hệ hô hấp và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc DNA, bởi sự mất cân bằng oxy khiến các tế bào khỏe mạnh bị hủy hoại và ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất hữu cơ của DNA. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni và chất aldehyde có thể cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA, gây ung thư phổi.

Loại bụi mịn PM 1.0 (có kích thước 1 μm), thậm chí cả bụi nano (≤ 0,1μm) có thể vượt qua tất cả các hàng rào ngăn bụi của hệ hô hấp, bít các lỗ trao đổi oxy ở phế nang, tác động đến cấu trúc DNA.

Tình trạng ô nhiễm không khí ngày 26-09-2019
Tình trạng ô nhiễm không khí ngày 26-09-2019 được đo bằng ứng dụng Air Visual

Tác hại của bụi mịn

Gây bệnh về tâm lí

Theo như nghiên cứu của giới khoa học thì có chỉ ra rằng, bụi siêu nhỏ không những gây hại trực tiếp đến sức khỏe mà nó còn có thể là tác nhân gây ra các bệnh về rối loạn tâm lý. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Anh BMJ vào năm 2015.

Chính vì thế mà việc ô nhiễm không khí, khói bụi… và đặc biệt là sự xuất hiện của bụi mịn, bụi siêu mịn khiến cho môi trường trở ngột ngạt, khó thở, từ đó làm cho sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng, điều này sẽ dẫn đến tâm lý thay đổi bất thường.

 

Các bệnh về hô hấp

Như chúng ta đều biết đó là quá trình hô hấp chính là đưa oxy vào phổi, tại phổi, thì oxy tiếp xúc với máu, và trong máu có chất hemoglobin, chất này sẽ kết hợp với oxy,à  mang oxy đến các tế bào trong cơ thể đế duy trì sự sống. Thế nhưng nếu sống và hít thở trong môi trường không khí ô nhiễm cùng với chỉ số bụi mịn cao, cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều thì sẽ ngăn cản việc hemoglobin kết hợp oxy khiến cho các tế bào thiếu oxy. Đây là căn nguyên chính gây ra các kích ứng về mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi… và những bệnh về hô hấp rất nghiêm trọng.

Không chỉ vậy, các chất độc có trong bụi còn có thể đi vào cơ thể gây ra khí phế thũng (tình trạng tổn thương thành phế nang phổi, phế nang mất tính đàn hồi và giữ không khí lại, gây ra phổi ứ khí). Đây được xem là một trong những triệu chứng, biểu hiện của bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

 

Nhồi máu cơ tim vì bụi mịn

Ngoài bệnh các bệnh về hô hấp, thì bụi mịn có trong không khí còn có thể tấn công vào phế nang,  và vượt qua vách ngăn khí ( máu để đi vào hệ tuần hoàn) và ra gây bệnh cho cơ thể, thậm chí nó còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Bụi mịn cũng là nguyên nhân có thể khiến cho chỗ tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng bỗng nhiên bị vỡ, và tạo ra nghẽn mạch, gây nhồi máu cơ tim.

 

Bụi mịn có thể gây ung thư

Theo một nghiên cứu của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) và IARC (Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) đã chỉ ra mối tương quan tỷ lệ thuận giữa bệnh nhân mắc bệnh ung thư và mức độ ô nhiễm bụi không khí. Cụ thể khi mật độ PM10 trong khí quyển tăng lên 10 µg/m3, tỷ lệ ung thư phổi cũng tăng 22%. Mật độ PM2.5  trong không khí tăng thêm 10 µg/m3 thì tỷ lệ người mắc ung thư phổi tăng đến 36%.

Nguyên nhân chính là những “sát thủ tí hon” này sẽ qua đường dẫn khí đi vào cơ thể thông qua việc hít thở bình thường. Chúng tích tụ trên phổi, thậm chí là đi vào các túi phổi, xâm nhập tĩnh mạch phổi, hệ tuần hoàn máu,… Từ đó làm giảm chức năng của phổi gây nên hen suyễn, viêm phế quản mãn tính và ung thư phổi,…

Bụi mịn tác động tới cấu trúc ADN

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan (2012), những hạt bụi siêu mịn có thể tác động tới hoạt động cũng như cấu trúc của ADN do sự xâm nhập sâu của các siêu bụi. Từ đó gia tăng nguy cơ biến đổi hoặc đột biến gen. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng bụi siêu mịn có khả năng gây tổn hại ADN của con người dẫn tới những tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như bộ máy di truyền.

Nhiều trường hợp, những hạt siêu bụi này còn chứa các chất phóng xạ nguy hiểm. Từ đó gia tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ qua đường mũi và miệng nếu chúng bám vào thực phẩm. Do đó mà hàng năm có tới 4.3 triệu người chết trên toàn cầu do bụi mịn.

 

Cách khắc phục bụi mịn

Sử dụng máy lọc không khí

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy lọc không khí sử dụng cho gia đình và cả công nghiệp, đây là biện pháp xử lý bụi mịn hiệu quả với căn phòng có diện tích nhỏ.

Xây dựng phòng sạch

Phòng sạch thường được dùng trong các nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, mỹ phẩm, dược phẩm, phòng nghiên cứu,…ít được ứng dụng trong dân dụng. Phòng sạch có nhiều thiết bị như AHU, FCU, PAU giúp lưu thông không khí, cải thiện chất lượng không khí, lọc sạch bụi mịn, giúp đảm bảo sức khỏe cho người lao động, cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Ngoài xây dựng phòng sạch, chúng ta có thể sử dụng các phòng sạch di động Clean booth dạng lắp ghép cũng rất tiện lợi.

Sử dụng máy vệ sinh đế giày

Nhằm mục đích xử lý các loại bụi mịn, đất cát bám trên đế giày dép trước khi đi vào xưởng. Máy vệ sinh đế giày có thể vệ sinh sạch đến 99% lượng đất và bụi bám trên giày, giúp đôi giày trở nên như mới.

Sử dụng buồng thổi bụi

Buồng thổi bụi Air shower được lắp bên ngoài phòng sạch, nơi cửa ra vào phòng sạch. Air shower giúp thổi sạch bụi bám trên quần áo trước khi chúng ta đi vào trong phòng sạch.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/shizucle6595/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/shizucle6595/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13