Mục Lục
Với sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, chế tạo máy, lĩnh vực sản xuất,…do đó vấn đề trang bị đầy đủ trang thiết bị lao động ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là các loại găng tay (găng tay phủ pu ngón, găng tay cao su nitrile, găng tay chống tĩnh điện,…), bởi người lao động đa số sử dụng bàn tay để tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm trong quá trình làm việc.
Găng tay chống dầu được sử dụng rất nhiều cho người lao động thường xuyên làm việc trực tiếp với các loại hóa chất, dầu mỡ, dung môi,…giúp bảo vệ người dùng tránh được các kích ứng, viêm da, lở loét,… Vậy găng tay chống dầu là gì? Tính năng găng tay chống dầu, lý do vì sao lại sử dụng găng tay chống dầu. Hãy cùng Shizu đi vào tìm hiểu ngay tại bài viết này.
Găng tay chống dầu là gì?
Găng tay chống dầu là một loại găng tay cao su, đây là một trong những trang thiết bị bảo hộ lao động không thể thiếu cho người lao động làm việc trong môi trường dầu, hóa chất, axit,…Thành phần chủ yếu của găng tay chống dầu là cao su và các chất đặc biệt khác có khả năng chống lại hóa chất cao.
Găng tay chống dầu được sản xuất từ cao su thiên nhiên latex hoặc cao su tổng hợp nitrile, và nhựa tổng hợp, là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. So với các vật liệu khác, găng tay chống dầu có khả năng chống thấm tốt đặc biệt là trong phòng thí nghiệm, nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng,…Lớp nhám ở lòng bàn tay giúp công nhân dễ dàng cầm nắm thiết bị không sợ bị trơn trượt.
Vì sao nên dùng găng tay chống dầu
Trong quá trình làm việc, chúng ta khó có thể tránh được các tác nhân gây hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: hóa chất, dầu nhớt, axit, dung môi,… Nếu như không được trang bị găng tay sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe người lao động.
Chính vì vậy, khi làm việc với các loại hóa chất gây hại, chúng ta cần sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động, trong đó có găng tay chống dầu, chống hóa chất.
Tác hại của dầu nhớt
Dầu là 1 loại hóa chất nếu tiếp xúc trong một thời gian nhất định nó sẽ gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe người lao động.
- Triệu chứng nhẹ: Dị ứng, mẩn đỏ, gây khó chịu
- Triệu chứng nặng: Các vấn đề về da nặng hơn như ung thư, an toàn tính mạng bị đe dọa do có sự xâm nhập của hóa chất trong cơ thể.
Những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và năng suất lao động. Vì vậy, lựa chọn 1 đôi găng tay chống hóa chất là giải pháp hoàn hảo. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất đồng thời tạo cảm giác an tâm cho người sử dụng.
Tính năng găng tay chống dầu
- Mẫu mã đa dạng: có nhiều màu sắc, kích thước để bạn lựa chọn
- Khả năng chống thấm dầu, chống hóa chất tốt: sử dụng vật liệu cao su, có độ dày cao, giúp chống lại các loại dầu nhớt, hóa chất, axit, nước,…rất tốt
- Độ bền cao: Có độ bền bỉ theo thời gian nhờ sản phẩm có tính co giãn tốt và được làm bằng cao su dày trên 0.38mm, không bị rách móc và hỏng như các loại găng tay cao su thông thường.
- Có độ an toàn cao: Mặc dù sử dụng nguyên liệu chính là cao su tổng hợp, những không chứa các protein gây dị ứng, không hại cho da tay, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Thoải mái dễ sử dụng: Thiết kế với kiểu dáng vừa vặn một cách tự nhiên, tạo sự dễ chịu khi sử dụng. Trên bề mặt tay được phủ một lớp nhám, giúp việc cầm nắm chắc chắn và không bị trơn trượt.
- Tính ứng dụng cao: Được sử dụng phổ biến với nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ luyện kim, công nghiệp ô tô, nhà nguyên cứu sinh, ngành lọc hóa đầu, nơi xử lí hóa chất,…
Những loại găng tay chống dầu
Đối với mỗi một ngành nghề lao động, chúng ta cần trang bị đúng loại găng tay phù hợp, do đó găng tay chống dầu cũng được sản xuất với nhiều loại vật liệu khác nhau, cũng như tỷ lệ pha trộn khác nhau.
Một số loại găng tay chống dầu phổ biến:
- Găng tay butyl
- Cao su Butyl (IIR) là copolymer của isobutylene và một lượng nhỏ isoprene. Đặc trưng của dòng này là có tính không thấm khí và hơi nước tốt, được ứng dụng như một lớp ngăn không khí giúp công nhân làm việc tốt hơn, nhất là khi xử lý các hợp chất độc hại gây nguy hiểm.
- Găng tay latex
- Đây là dòng găng tay cao su được làm từ mủ cao su thiên nhiên có độ co giãn tốt, độ bền cao, linh hoạt kết hợp với các công nghệ chống hóa chất để giúp bảo vệ đôi tay người lao động tốt hơn, được ứng dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm. Chúng có thể bảo vệ da trước acid, kiềm, muối…
- Găng tay nitrile
- Đây là găng tay được làm từ polymer, có thể chống các dung môi clo hóa, xăng, mỡ, acid, bazo… Tuy nhiên với các tác nhân oxy hóa mạnh, ketone, acetate, dung môi chứa chất thơm thì đây không phải là lựa chọn phù hợp.
- Găng tay Neoprene
- Đây là găng tay làm từ cao su tổng hợp, chúng có thể bảo vệ da tay trước chất lỏng thủy lực, kiềm, peroxit, hydrocacbon…
Cách chọn găng tay chống dầu
- Xác định hóa chất sẽ tiếp xúc sau đó chọn loại găng được làm từ chất liệu phù hợp: cao su tự nhiên , nitrile hay neoprene, PVC…
- Thời gian để tiếp xúc: chọn loại găng có độ dày và lớn nếu thời gian tiếp xúc lâu.
- Nồng độ hóa chất: tiếp xúc với a-xit đặc sẽ khác với loại a-xit loãng.
- Nhiệt độ hóa chất: nhiệt độ là một yếu tố xúc tác quan trọng trong phản ứng hóa học.
- Loại tiếp xúc: nhúng tay vào hóa chất, hoăc tiếp xúc dưới dạng văng bắn.
- Diện tích bảo vệ: tay, cẳng tay, cả cánh tay.
- Găng tạo cảm giác cầm nắm rất tốt khi làm việc.
- Đeo găng tay đúng size.
- Găng tay chống hóa chất có lớp lót giúp hút mồ hôi tay. Ngược lại, nếu không có lớp lót tạo cảm giác thật hơn khi tiếp xúc.
Lưu ý khi dùng găng tay chống dầu
Việc sử dụng găng tay chống dầu đúng cách sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn, cũng như giúp sử dụng găng tay được lâu hơn. Hãy tham khảo một số hướng dẫn sau để sử dụng găng tay chống dầu đúng cách:
- Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất được in trên bao bì sản phẩm
- Rửa tay sạch và làm khô tay trước khi đeo găng
- Kiểm tra và chọn loại găng tay vừa với size tay của mình
- Đeo một lớp găng tay lót bên trong (nếu cần hoặc bắt buộc)
- Kiểm tra thật kỹ xem găng tay sắp mang có bị lỗi, lủng, rách hay hư hỏng, thiếu an toàn không
- Đeo găng vào tay bằng cách: xắn cổ tay áo bảo hộ lên trên – từ từ đeo găng vào tay, đảm bảo găng tay vừa vặn với bàn tay – kéo cổ tay áo về lại vị trí ban đầu, đeo thêm vòng kẹp găng tay hoặc dán băng keo chống thấm, không cho chất độc hại chảy ngược vào trong
- Kiểm tra lại găng vừa đeo, đảm bảo găng tay vừa khít cho cả ngón tay và bàn tay. Thực hiện tương tự với găng còn lại, cho tay còn lại.