Các công nghệ khử tĩnh điện đang được áp dụng hiện nay

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, chúng ta có thể bị tĩnh điện làm cho giật mình, tuy nhiên hầu như tĩnh điện không gây nguy hại đến sức khỏe chúng ta, do đó chúng ta thường không mấy quan tâm đến. Tuy nhiên, đối với các ngành sản xuất đặc biệt là sản xuất linh kiện điện tử, bông, vải sợi,…thường rất quan tấm đến vấn đề này, bởi tĩnh điện làm giảm chất lượng sản phẩm, gây cháy,…

 

Tại sao cần khử tĩnh điện

Khi các vật cọ sát, tiếp xúc với nhau làm mất cân bằng về điện tích, nếu các vật là vật liệu dẫn điện hoặc truyền dẫn tĩnh điện thì điện tích có thể được truyền đi nhờ nối đất hoặc truyền sang vật khác. Tuy nhiên đối với vật cách điện thì ngược lại, chỉ có cách sử dụng thiết bị khử tĩnh điện mới có thể trung hòa sự mất cân bằng này nhờ nguyên tắc đặc biệt của các thiết bị khử tĩnh điện.

Lưu ý: nguyên tắc nối đất bằng vòng đeo tay nối đất và thay thế vật liệu nên được ưu tiên áp dụng trước, có thể sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao động như: Găng tay chống tĩnh điện phủ PU đầu ngón, thảm cao su chống tĩnh điện, quần áo chống tĩnh điện,…

 

Nguyên tắc hoạt động

Thiết bị khử tĩnh điện sinh ra điện tích âm hay điện tích dương để trung hòa?

Câu trả lời là thiết bị sinh ra đồng thời cả điện tích dương và điện tích âm. Những ion trái dấu sẽ trung hòa điện tích với vật thể. Ion trái dấu do tác động của lực tĩnh điện sẽ bị đẩy ra ngoài và trung hòa vào không khí.

Các thiết bị khử tĩnh sử dụng nguyên tắc Corona Discharge để sinh ra ion:

  • Sử dụng đầu điện cực điện áp cao ( 4000-7500V) đẻ làm ion hóa không khí và làm cho không khí nhiễm điện tích tạo ra các ion dương hoặc âm tùy thuộc vào điện tích của đầu điện cực.
  • Các điện cực âm sẽ sinh ra ion âm:

Điện cực âm sinh ra ion âm

  • Các điện cực dương sẽ sinh ra ion dương.

Điện cực dương sinh ra ion dương

Dựa trên nguyên tắc này người ta tạo ra các thiết bị khác nhau như quạt, thanh bar, nozzle ion để khử hết tĩnh điện sinh ra.

 

Công nghệ DC là gì

Công nghệ DC là công nghệ sử dụng dòng điện 1 chiều với điện áp 7000V ở mỗi đầu điện cực.

Công nghệ DC

Nhược điểm công nghệ DC:

  • Một số khu vực sẽ không có đồng thời cả ion dương và ion âm

  • Đầu điện cực dương sẽ nhanh bị mòn hơn dẫn đến lượng ion sẽ ít hơn điện cực âm làm mất cân ion.

 

Công nghệ AC là gì

Sử dụng dòng điện xoay chiều để tạo ra cả ion dương và ion âm trên cùng 1 đầu điện cực.

Tuy nhiên tần số đảo chiều giữa dương và âm quá thấp dẫn điện không kịp trung hòa điện tích trên sản phẩm đối với dây truyền sản xuất có tốc độ cao.

Công nghệ AC

 

Công nghệ HDC-AC là gì

Công nghệ HDC-AC ( Hybrid Digital Control- AC) là tối ưu khả năng khử tĩnh điện bằng công nghệ sung với tần số cao: 200Hz và tối ưu xung của dòng điện.

Công nghệ HDC-AC

Ưu điểm:

  • Duy trì cân bằng ion sau thời gian dài sử dụng
  • Ít phải vệ sinh thiết bị
  • Không cần điều chỉnh cân bằng ion.
  • Sinh ra rất ít ozon ( 0.001 PPM)
  • Cách đo và kiểm tra thiết bị khử tĩnh điện

 

Tiêu chuẩn áp dụng: ANSI/ESD-S20.20-STM3.1 ( Ionizer)

IB- Ion Balance: Cân bằng giữa lượng ion âm và dương do ionizer sinh ra

  • Tiêu chuẩn: < 35Volt
  • Tiêu chuẩn: < 35Volt
  • Decay time + : Thời gian khử tĩnh điện từ +1000V đến +100V
  • Decay time – : Thời gian khử tĩnh điện từ -1000V đến -100V

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13