Mục Lục
Bàn thao tác là một sản phẩm không thể thiếu trong quá trình làm việc tại các nhà máy sản xuất như nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị y tế, bán dẫn, nhà máy sản xuất ô tô…Bàn thao tác công nghiệp được sử dụng để làm việc đa năng như: kiểm tra chất lượng sản phẩm, gia công sản phẩm, dùng để đặt máy tính hoặc các máy móc khác trên bàn trong suốt quá trình làm việc.
Bàn thao tác hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại: Bàn thao tác phòng sạch, bàn thao tác công nghiệp, bàn kiểm tra sản phẩm….Tùy vào mỗi chức năng để SHIZU có thể thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, để đáp ứng đúng mục đích sử dụng.
Bàn thao tác là gì?
Giống như những loại bàn làm việc thông thường khác, bàn thao tác là bàn làm việc sử dụng trong các ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn, thiết bị y tế…Thường được sử dụng trong phòng sạch hoặc nhà xưởng sản xuất cơ khí chính xác, thiết bị y tế…Bàn thao tác thường được làm từ các vật liệu: inox, thép sơn tĩnh điện…Có thể được ghép nối với nhau bằng các loại ống thép bọc nhựa kết hợp với khớp nối kim loại hoặc khớp nối nhựa nếu cần tải trọng nhẹ hơn. Ngoài ra, bàn thao tác cũng có thể được làm bằng inox (như bàn thao tác bằng inox) hoặc thép sơn tĩnh điện.
Tùy vào từng ngành hàng để lựa chọn chất liệu phù hợp với ngành đó.
Thông số kỹ thuật của bàn thao tác
Có rất nhiều loại bàn thao tác trên thị trường, nhưng tổng quan SHIZU sẽ giới thiệu về bàn thao tác dạng lắp ráp bằng các khớp nối kim loại (co nối) với ống thép bọc nhựa hoặc ống inox, sử dụng mặt bàn inox hoặc mặt gỗ MDF phủ thảm cao su chống tĩnh điện. Đây cũng chính là loại bàn thao tác thông dụng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các ngành.
Các thông số bàn thao tác mà khách hàng – là người sử dụng cũng như nhà cung cấp – là nhà sản xuất hoặc thương mại, cần nắm rõ đó là: Kích thước (dài * rộng * cao) bao nhiêu? Gồm có những yêu cầu đặc biệt nào? (có 2 tầng, có bóng đèn hay không…), Vật liệu sử dụng là gì? (ống/khớp nối hay bằng inox hoặc thép sơn tĩnh điện…), Tải trọng của bàn (tính theo kg)…
Về cấu tạo chung, bàn thao tác lắp ráp thường có chân bàn và các khớp nối được kết nối lại với nhau tạo thành bộ khung bàn, sau đó đặt tấm mặt bàn bằng inox hoặc gỗ MDF phủ 1 tấm thảm cao su chống tĩnh điện lên trên. Chân bàn thường sử dụng chân tăng chỉnh được chiều cao hoặc sử dụng bánh xe nếu cần di chuyển bàn trong quá trình sử dụng.
Phân biệt các loại bàn thao tác & khu vực sử dụng
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại bàn thao tác, trong đó SHIZU sẽ liệt kê các loại bàn thao tác mà các nhà máy hay sử dụng nhất:
Bàn thao tác phòng sạch
Thường sử dụng vật tư dùng trong phòng sạch như: inox (được ưu tiên nhất) hoặc thép sơn tĩnh điện.
Mặt bàn thường sử dụng: Mặt inox.
Ưu điểm của loại bàn thao tác này: Đảm bảo độ cứng vững trong quá trình làm việc, dễ dàng vệ sinh, không phát sinh bụi trong quá trình sử dụng, không có các đường gấp khúc nhiều để hạn chế tối đa việc tích tụ bụi (là ưu tiên hàng đầu trong phòng sạch), chịu được tải trọng nặng, bền và thời gian sử dụng lâu dài.
Nhược điểm: Hàn chết các mối hàn nên không tháo rời được khi vận chuyển, cồng kềnh, giá thành cao do vật tư cao.
Tùy vào yêu cầu của mỗi phòng sạch để lựa chọn vật tư phù hợp. Hiện nay trên thị trường, với các phòng sạch Dược phẩm, phòng sạch Thiết bị Y tế, Thực phẩm, mỹ phẩm….thì bàn thao tác phòng sạch được lựa chọn nhiều nhất.
Các vật tư thường sử dụng trong việc sản xuất bàn thao tác phòng sạch
– Khung bàn bằng inox 201 hoặc 304:
Khung inox vuông:
Khung inox hình tròn:
– Mặt bàn bằng inox phẳng:
Hoặc tấm inox đột lỗ tăng tính thẩm mỹ:
Bàn thao tác chống tĩnh điện (hay còn gọi là bàn thao tác lắp ráp)
Thường sử dụng các vật tư dạng lắp ráp như: Ống inox/ống thép bọc nhựa, kết hợp với khớp nối kim loại hoặc khớp nối nhựa.
Ngoài ra, hiện tại SHIZU cũng có cung cấp bàn thao tác nhôm định hình chống tĩnh điện lắp ráp từ ống nhôm định hình phi 28 kết hợp với khớp nhôm.
Mặt bàn thường sử dụng: Mặt bàn gỗ/ván MDF phủ ESD rubber mat (thảm cao su chống tĩnh điện).
Ưu điểm: Dễ dàng tháo lắp, vật tư rẻ tiền hơn bàn thao tác phòng sạch, linh động được trong việc thay đổi kết cấu hoặc mục đích sử dụng, tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Nhược điểm: Chịu được tải trọng thấp hơn bàn thao tác phòng sạch.
Để được tư vấn thiết kế, sản xuất, gia công bàn thao tác phòng sạch & bàn thao tác chống tĩnh điện, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng kinh doanh – Công Ty TNHH SX TM DV Shizu
Nguồn: https://shizu.com.vn/san-pham/ban-thao-tac-la-gi-95.html
2 bình luận “ Bàn thao tác là gì? Phân loại bàn thao tác ”