Chi tiết cách bố trí mặt bằng phòng thí nghiệm

Mục đích chính của việc lập bản vẽ và thiết kế phòng thí nghiệm là tạo ra một phòng thí nghiệm đạt hiệu năng cao, có đầy đủ các chức năng cần thiết tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu. Đối với việc thiết kế phòng thí nghiệm thì ngoài tính hiệu quả, chúng ta cần xét đến các yếu tố an toàn, không gian, bàn làm việc, ghế phòng thí nghiệm, tủ lưu trữ, ánh sáng, lọc không khí,… Khi thiết kế các phòng thí nghiệm mang tính chất đặc biệt, chúng ta nên thiết kế theo yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia.

Hôm nay Shizu xin chia sẻ đến các bạn chi tiết cách bố trí mặt bằng phòng thí nghiệm, bạn có thể tham khảo để áp dụng vào việc thiết kế các phòng thí nghiệm sao cho hợp lý, đầy đủ công năng và hiệu quả cao.

Phòng thí nghiệm Hóa Sinh
Phòng thí nghiệm Hóa Sinh

 

Hợp lý hóa không gian

Khi thiết kế một phòng thí nghiệm bất kỳ, chúng ta cần phải dựa trên các mô đun chức năng thử nghiệm và vị trí của thiết bị. Xem xét hợp lý hóa không gian để xác định được cách bố trí trang thiết bị, máy móc, bàn ghế. Đồng thời cần được xác định không gian phòng thí nghiệm từ sự phát triển của phòng thí nghiệm.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế không gian phòng thí nghiệm như: số lượng nhân viên làm việc, phương pháp phân tích, kích thước trang thiết bị và máy móc,… Phòng thí nghiệm cần đảm bảo tính linh hoạt cũng như không làm cho nhân viên làm việc cảm thấy không được thoải mái, và cần tránh lãng phí không gian.

Kích thước của phòng thí nghiệm cần đảm bảo về mặt số lượng nhân viên làm việc cùng một lúc. Không gian hiệu quả nên được chia theo khu vực sạch (văn phòng, phòng khách, phòng nghiên cứu), khu vực đệm (khu vực lưu trữ, khu vực cung cấp, lối đi), khu vực ô nhiễm (khu vực làm việc, khu rửa, khu lưu trữ mẫu).

Yêu cầu cơ bản đối với một phòng thí nghiệm cần phải giải quyết được các vấn đề: dòng người lưu thông, hậu cần, luồng không khí phải được tuần hoàn, diện tích sạch, vùng đệm, khu vực ô nhiễm được tách riêng biệt (cần được lắp đặt thêm BIBO Systems).

Trước khi lập kế hoạch phân bổ không gian, cẩn phải tiến hành phân tích toàn diện về thiết bị, số lượng nhân viên, khối lượng công việc, phương pháp thực nghiệm và các yếu tố khác để đánh giá các tiêu chuẩn không gian và tính toán diện tích ròng và tổng diện tích của khu vực. Các khu vực có chức năng đặc biệt xác định sự khác biệt trong không gian được phân bổ của chúng phụ thuộc vào chức năng và hoạt động của chúng.

Bố trí phòng thí nghiệm
Bố trí phòng thí nghiệm

Bố cục thiết kế phòng thí nghiệm

Do tính chất mỗi phòng thí nghiệm khác nhau, do đó không thể sử dụng chung một mẫu hay một bố cục cố định, khi thiết kế phòng thí nghiệm cần quan tâm đến các yếu tố bố cục sau:

  • Chuyển mẫu và lưu lượng nhân viên: khi bố trí các khu vực phòng thí nghiệm, chúng ta cần xem xét việc chuyển mẫu và lưu thông của nhân viên, yếu tố an toàn sinh học.
  • Linh hoạt: phòng thí nghiệm có thể thích ứng với nhu cầu phát triển trong tương lai và thay đổi dễ dàng.
  • An ninh: cần đảm bảo an toàn, đáp ứng các quy tắc về lối thoát hiểm, lối đi an toàn, có vòi rửa mặt và vòi hoa sen khẩn cấp.
  • Bố trí phòng thí nghiệm đặc biệt: các phòng thí nghiệm được đề cập đến bao gồm phòng thí nghiệm vi sinh học, phòng thí nghiệm sinh học phân tử,…Khi bố trí cho các loại phòng thí nghiệm này chúng ta cần ngăn cách phòng thành các khu vực như: khu vực sạch, khu vực bán ô nhiễm, khu vực ô nhiễm. Cần lắp đặt tủ an toàn sinh học trong các khu vực bị ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe nhân viên. Bộ lọc Hepa Box khi thay lõi lọc Hepa cần phải sử dụng BIBO Systems nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Thông gió phòng thí nghiệm

Để đảm bảo an toàn bên trong phòng thí nghiệm, cần phải lắp đặt hệ thống xử lý không khí trung tâm nhằm tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt đối với các phòng thí nghiệm sinh học nên cấm sử dụng quạt điện.

Bố trí nguồn điện

Phân tích và xem xét đầy đủ đến việc bố trí nguồn cung cấp điện cho các thiết bị, một số điểm cần lưu ý:

  • Tính tổng công suất thiết bị sử dụng trong phòng thí nghiệm
  • Bố trí hợp lý ổ cắm điện sao cho an toàn và thuận tiện, ổ cắm điện loại 2 hoặc 3 lỗ
  • Số lượng thiết bị chiếu sáng tùy thuộc theo công việc, màu sắc bề mặt bàn thao tác, trần nhà, màu sắc tường, khoảng cách giữa thiết bị chiếu sáng và mặt bàn làm việc. Đối với phòng thí nghiệm đặc biệt thường sử dụng đèn UV để khử trùng, khoảng cách giữa đèn UV cố định và mặt đất không được vượt quá 2.1 mét, số lượng đèn UV được quyết định theo không gian phòng thí nghiệm.

Trên đây là chi tiết cách bố trí mặt bằng phòng thí nghiệm, hi vọng với chút kiến thức này sẽ giúp bạn có thể thiết kế và bố trí phòng thí nghiệm hiệu quả và đầy đủ công năng.

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13