Mục Lục
Ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản ở Việt Nam đang rất phát triển, chính vì vậy mà hình ảnh của các nhà máy chế biến thủy hải sản, thực phẩm xuất hiện rất nhiều trên internet cũng như trên các kênh truyền hình. Bạn dễ dàng nhìn thấy những đôi găng tay của các công nhân chế biến thủy sản có nhiều màu sắc khác nhau. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao họ không sử dụng những đôi găng tay màu trắng như găng tay phủ pu đầu ngón, hay màu xanh như găng tay cao su nitrile,…mà lại cần sử dụng những đôi găng tay có màu sắc sặc sỡ. Hãy cùng Shizu đi vào tìm hiểu lý do vì sao găng tay chế biến thủy sản lại thường có màu sắc sặc sỡ.
Vì sao sử dụng găng tay màu sắc sặc sỡ?
Găng tay là trang thiết bị bảo hộ không thể thiếu trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm. Mục đích của việc sử dụng găng tay có màu sắc sặc sỡ trong chế biến thủy sản là nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chế biến, sản xuất cho công nhân.
Khác với các sản phẩm găng tay dân dụng thông thường, găng tay dùng trong chế biến thủy sản cần có những đặc điểm riêng biệt nhằm đáp ứng được yêu cầu và tính chất công việc, môi trường làm việc.
Màu sắc của găng tay cũng được quy định khác với màu sắc của sản phẩm, thực phẩm. Có thể sử dụng màu nổi hơn, hoặc chìm hơn, điều này giúp cho công nhân dễ dàng nhận diện được sản phẩm cũng như tránh nhầm lẫn trong quá trình làm việc, từ đó không làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, cũng như sức khỏe người lao động.
Ngoài màu sắc thì găng tay cao su dùng trong chế biến thủy sản còn phải đáp ứng được các yêu cầu quan trọng hơn như:
- Khả năng ôm sát vào tay, độ bám ở lòng bàn tay cao giúp thao tác của công nhân trở nên thuận tiện, nhanh, gọn.
- Độ co giãn tốt hơn vì tần suất sử dụng dài hơn.
- Không có các hóa chất gây ảnh hưởng đến thực phẩm
- Không có bột
Tùy theo ứng dụng của găng tay mà các yêu cầu có thể sẽ thay đổi, tuy nhiên các loại găng tay khi được sử dụng cũng cần phải đảm bảo không ảnh hưởng đến năng suất làm việc, cũng như an toàn cho người sử dụng.
Găng tay có màu có ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm không?
Trên thực tế, chúng ta không thể đảm bảo 100% các loại phẩm màu sử dụng trong găng tay cao su latex là an toàn cho thực phẩm. Vấn đề an toàn còn tùy thuộc vào đơn vị sản xuất sử dụng phẩm màu như thế nào. Lấy ví dụ găng tay cao su Nam Long được sử dụng toàn bộ màu hữu cơ của Thụy Sĩ, do đó hoàn toàn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt hơn, vì sử dụng nguyên liệu là mủ cao su thiên nhiên, không có chứa bất cứ hóa chất độc hại nào nên găng tay cao su Nam Long rất được nhiều đơn vị tin dùng. Đó là lý do mà găng tay cao su Nam Long đã vượt qua được các tiêu chuẩn kiểm định gắt gao của nhiều quốc gia như Nhật, Mỹ, Singapore, Hàn quốc… Đối với trong nước, Nam Long đã 5 năm liền đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao.
Cách tránh rủi ro về chất lượng và an toàn khi sử dụng găng tay
Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất găng tay. Chính vì vậy, ngoài việc tìm kiếm một đơn vị cung cấp găng tay chất lượng nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng như tránh được rủi ro trong quá trình chế biến thực phẩm. Để đảm bảo không sai sót thì các chủ doanh nghiệp cũng cần lưu tâm đến các vấn đề sử dụng và bảo quản găng tay cao su cơ bản như sau.
Kiểm tra găng tay trước khi sử dụng
Dĩ nhiên đối với các đơn vị uy tín thì khâu này có thể phần nào an tâm mà bỏ qua. Thế nhưng để đảm bảo an toàn, tránh những sai sót, tốt nhất vẫn nên kiểm tra găng tay trước khi sử dụng, nhất là các công đoạn chế biến, sản xuất mà công nhân phải tiếp xúc với hóa chất. Bạn cần đeo thử chúng để cảm nhận được độ đàn hồi, co giãn, sự thoải mái, kiểm tra xem găng tay có bị lủng hay không?…
Với nhiệt độ thấp nên chọn găng tay cao su thiên nhiên
Nếu môi trường làm việc ở nhiệt độ thấp bạn nên chọn găng tay cao su latex vì chúng không bị đông cứng khi gặp nhiệt độ thấp, trong khi găng tay cao su nhân tạo thì có.
Không tiếp xúc với nhiệt độ cao và vật sắc nhọn
Ngoại trừ găng tay cao su chuyên dụng như chống cắt, chống hóa chất thì với các găng tay chế biến thực phẩm thủy sản thông thường, để tránh tình trạng găng tay dễ hư hỏng thì bạn cần chú ý không sử dụng chúng ở nhiệt độ cao, tiếp xúc với vật sắc nhọn hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Găng tay cần đảm bảo khô ráo trước khi dùng
Để đảm bảo găng tay sử dụng an toàn và thoải mái, sau khi dùng, găng tay cao su cần làm sạch và để khô ráo trước khi sử dụng.
Khi nào cần thay mới?
Thực tế, găng tay cao su thường sử dụng được trong 1-2 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ của găng tay còn phụ thuộc vào tần suất sử dụng. Chính vì vậy, tùy thuộc vào mục đích và tần suất sử dụng của từng doanh nghiệp, xí nghiệp để có kế hoạch thay mới găng tay định kỳ.
Như vậy, không đơn thuần chỉ để tạo nên sự đa dạng hoặc bắt mắt cho sản phẩm mà màu sắc trong găng tay còn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất.
Và dĩ nhiên để đảm bảo an toàn cho thực phẩm, găng tay cao su được lựa chọn cũng cần tuân thủ các nguyên tắc, kiểm định an toàn trước khi được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, đối với các đơn vị sản xuất, chế biến thực phẩm thì việc lựa chọn một đơn vị cung cấp găng tay chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của công ty.