Mục Lục
Ngành công nghiệp nước ta đang ngày một phát triển, chính vì vậy mà phòng sạch ngày càng được áp dụng nhiều vào trong sản xuất. Việc xây dựng phòng sạch phải đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn của từng lĩnh vực sản xuất, đồng thời việc đảm bảo cho phòng sạch luôn đạt tiêu chuẩn trong suốt quá trình sản xuất cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Vậy lý do vì sao cần phải bảo dưỡng phòng sạch, vệ sinh phòng sạch đúng tiêu chuẩn? Quy trình vệ sinh phòng sạch như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu ngay sau đây.
Dấu hiệu nhận biết phòng sạch cần được bảo dưỡng, vệ sinh
Phòng sạch được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn nhằm đảm bảo hạn chế tối đa sự nhiễm bụi từ bên ngoài vào, tránh nhiễm chéo có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Các thông số về độ bụi, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất… trong phòng sạch luôn được kiểm tra, giám sát, đánh giá nhờ các trang thiết bị hiện đại được lắp đặt. Chúng ta không thể đánh giá phòng sạch một cách chủ quan qua mắt thường hay cảm nhận của bản thân được.
Để phòng sạch luôn sạch, cần thường xuyên theo dõi các thông số kỹ thuật. Sự thay đổi của các chỉ số là yếu tố quan trọng để biết khi nào cần bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch như:
- Nhiệt độ phòng sạch không ổn định.
- Độ ẩm trong không khí cao.
- Sự biến động về áp suất, áp lực lọc không khí.
- Hàm lượng và kích thước các hạt bụi vượt mức cho phép…
Những điều trên xảy ra có thể do nguyên nhân thiết bị được sử dụng lâu ngày nên đã cũ và trở nên xuống cấp. Dù muốn dù không thì trong quá trình sử dụng, trang thiết bị cũng sẽ bị hao mòn không còn được như trạng thái ban đầu. Tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến quá trình sản xuất hoạt động không ổn định, năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Do đó, bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch là công việc cần thiết giúp kéo dài tuổi thọ của các trang thiết bị lên tối đa.
Xem thêm:
Tại sao phải bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch
Tối ưu hóa chi phí
Các thiết bị, máy móc trong phòng sạch thường rất hiện đại và có giá thành cao. Do đó, việc thay mới hoàn toàn các thiết bị này rất tốn kém và ảnh hưởng đến sự liên tục của quá trình sản xuất. Vì vậy, thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch sẽ giúp tăng hiệu suất làm việc, kéo dài tối đa tuổi thọ của máy móc. Điều này làm hạn chế tối thiểu các chi phí và tăng lợi nhuận cho các công ty, doanh nghiệp sản xuất.
Giảm thời gian sửa chữa
Khi thường xuyên bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch sẽ giúp nhân viên nắm chắc được tình trạng của từng máy móc như Air shower, Passbox, bàn thao tác,…. Kịp thời phát hiện ra vị trí có vấn đề và đưa ra các giải pháp sửa chữa, thay thế phù hợp. Tránh tình trạng lỗi hệ thống mà không tìm ra nguyên nhân kịp thời làm ngừng quá trình sản xuất. Dẫn đến những thất thoát về tài nguyên và chi phí không cần thiết.
Nâng cao tuổi thọ phòng sạch
Thông qua bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch định kỳ, cùng với kiểm tra, giám sát các chỉ số thường xuyên sẽ kéo dài thời gian sử dụng của toàn phòng sạch lên tối đa.
Bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch định kỳ góp phần đảm bảo phòng luôn đạt được yêu cầu về các thông số ở mức cho phép. Giúp quy trình sản xuất và nhân viên làm việc một cách trơn tru, đưa ra nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, mang lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp.
Quy trình bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch
Bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch cần được thực hiện hàng ngày và có kế hoạch cụ thể để đảm bảo độ sạch của hệ thống phòng sạch. Đôi khi làm sạch không đúng cách đối với hệ thống phòng sạch có thể vô tình dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm chéo, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chỉ sử dụng các thiết bị có đủ điều kiện và được sản xuất để chuyên sử dụng trong các phòng sạch.
Vệ sinh phòng sạch hàng ngày
Vệ sinh phòng sạch cần được làm hàng ngày:
- Làm sạch tất cả các bề mặt làm việc trong phòng sạch.
- Hút bụi sàn nhà và các bề mặt tiếp xúc.
- Dọn sạch rác và các chất thải trong quá trình vận hành sản xuất.
- Làm sạch các cánh cửa, khung, khóa cửa và các bề mặt tiếp xúc khác trong khu vực phòng sạch…
- Sử dụng các loại máy móc hỗ trợ như: máy vệ sinh đế giày phòng sạch nhằm đảm bảo cho đế giày dép luôn sạch sẽ trước khi vào phòng sạch.
Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị
Bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch và các máy móc luôn được các công ty, doanh nghiệp sản xuất chú trọng. Các thiết bị và vật tư cần thiết phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện và khắc phục các sự cố.
- Các tấm panel: nếu phát hiện bị cong vênh hay nứt gãy cần được tiến hành thay thế ngay.
- Hệ thống chiếu sáng: kiểm tra mức độ chiếu sáng của các bóng đèn, nếu phát hiện cường độ sáng yếu, ánh sáng không đều… cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
- Hệ thống lọc khí: thường xuyên kiểm tra tấm lọc HEPA để phát hiện tình trạng xuống cấp thì tiến hành vệ sinh, sửa chữa hoặc thay thế ngay.
- Hệ thống sàn phòng và sàn nâng: một số phòng sạch được thiết kế hệ thống sàn nâng cần được chú ý phát hiện ngay tình trạng bất bình thường như mặt sàn bị chênh hay chạm, chèn vào hệ thống dây dẫn ở bên dưới. Vệ sinh các phần bề mặt tiếp xúc để tránh các hạt bụi hay vi khuẩn có thể trú ngụ và phát triển.
- Các hệ thống khác như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy… dù ít khi được sử dụng nhưng cũng cần kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ để có thể sử dụng ngay khi cần thiết, nhất là khi có sự cố trong phòng sạch.
Trên đây là những khuyến nghị và lưu ý trong bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn hoặc nguyên tắc nào cụ thể trong bảo dưỡng và vệ sinh phòng sạch. Mỗi phòng sạch cần tự xây dựng một quy trình bảo dưỡng, vệ sinh phù hợp với cơ sở của mình để đạt hiệu quả cao nhất.
1 bình luận “ Quy trình bảo dưỡng, vệ sinh phòng sạch đúng tiêu chuẩn ”