Găng tay cao su Nitrile (găng tay cao su nhân tạo) ngày nay được sử dụng rất rộng rãi trong dân dụng và công nghiệp như: y tế, dược phẩm, thực phẩm, điện tử, công nghệ sinh học,…Mục đích của việc sử dụng găng tay cao su Nitrile chủ yếu là để: bảo vệ da tay khỏi các tác nhân gây hại như hóa chất, vật sắc nhọn, bụi bẩn, chất thải,…Và bảo vệ cho sản phẩm, đảm bảo không bị ô nhiễm chéo từ tay người thao tác, từ môi trường.
Trong ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, việc sử dụng phòng sạch nhằm giúp giảm thiểu hư hại cho các linh kiện nhạy cảm với bụi, môi trường là một yếu tốt bắt buộc. Và găng tay cao su Nitrile cùng với thảm cao su chống tĩnh điện là một trong những vật tư tiêu hao luôn được ưu tiên sử dụng trong phòng sạch.
Tuy nhiên, để có thể sử dụng găng tay cao su Nitrile cũng phát sinh rất nhiều vấn đề như: làm sao để chọn được găng tay Nitrile phù hợp với công việc, làm gì khi găng tay bị đổi màu, xử lý thế nào khi mang găng tay bị dị ứng,… Trong bài viết này, Shizu xin đi sâu về vấn đề găng tay cao su Nitrile bị đổi màu sau một thời gian sử dụng, sự cố này thường xảy ra tại một số nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.
Tình trạng thực tế sử dụng
Găng tay cao su Nitrile có hai màu trắng và xanh, đối với găng tay làm việc trong phòng sạch thường là màu trắng. Trong một số nhà máy sản xuất, sau khi sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 2-3 giờ, khi gỡ bỏ găng tay ra thì thường thấy găng tay bị ố vàng ở một số vị trí, các vị trí bị ố vàng này thường nằm ở mặt trong (ở lòng bàn tay) của găng tay. Tỷ lệ găng tay bị chuyển màu khoảng 20 – 30%.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc găng tay bị chuyển màu chủ yếu là do phản ứng hóa học giữa găng tay và da tay, vậy phản ứng hóa học nào đã xảy ra dẫn đến việc thay đổi màu sắc này?
Trong quá trình sản xuất găng tay, có rất nhiều loại hóa chất ở dạng hợp chất như lưu huỳnh, các axit, các kim loại, các nguyên tố halogen… Các hóa chất này trải qua nhiều quá trình rửa, sấy, giặt… vẫn còn tồn tại 1 lượng nhất định.
Trước khi đeo găng tay, tay bạn đã tiếp xúc với các vật bằng đồng, sắt or kim loại khác như đồng xu, chìa khóa, tay nắm cửa…Nếu không được rửa sạch trước khi đeo, các kim loại này đã tiếp xúc với lưu huỳnh. Đây là lý do chính gây ra sự đổi màu ở găng tay (thường xảy ra ở mặt trong găng tay)
Thêm nữa, mồ hôi tay của bạn cũng là 1 tác nhân gây ra sự đổi màu ở găng tay: 1 số người mồ hôi có nhiều dầu, nhiều axit béo (do thức ăn). Biểu hiện mồ hôi dầu dễ nhận thấy đó là da bóng nhờn với màu hơi vàng nhạt. Khi mồ hôi dầu tiếp xúc với găng tay hay các vị trí khó thoát mồ hôi (như vùng cổ áo và nách), gây ra vết ố vàng chúng ta thường thấy.
Khi da có mồ hôi dầu, 1 số bạn nữ vẫn sử dụng kem dưỡng ẩm. Điều này làm cho tình trạng da dầu thêm trầm trọng, đặc biệt trong môi trường kín, mặc quần áo chật, tay bị bó chat.
Các axit béo có trong thức ăn có nhiều protein (như hải sản), tích tụ ở các ngón tay, khi tiếp xúc với cao su, cũng là tác nhân gây ra đổi màu vàng ở găng tay.
Cơ địa 1 số người cũng có phản ứng rõ rêt hơn với việc đổi màu vàng ở găng tay. Trường hợp này, thường xảy ra đối với những người dễ bị dị ứng với mủ cao su hoặc những người thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá… mà không rửa tay kỹ trước khi đeo găng tay.
Trong điều kiện không thuận lợi về độ ẩm và nhiệt độ – là tác nhân gây ra việc đổ mồ hôi nhiều, càng dễ dàng cho các phản ứng hóa học xảy ra giữa mồ hôi và các thành phần trong găng tay. Trong môi trường phòng sạch, các nhà máy luôn duy trì nhiệt độ ở khoảng 24-26 độ C, độ ẩm khoảng 40-60%.
Găng tay nếu đeo trong thời gian dài (trên 4 tiếng đồng hồ) hoặc găng tay tái sử dụng nhiều lần, khả năng bị đổi màu vàng cao hơn nhiều so với găng tay chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Lý do chủ yếu liên quan đến việc mồ hôi ở tay tích tụ, chưa kịp thoát ra khỏi da tay, sẽ phản ứng với găng tay cao su (đã giải thích ở trên)
Cách khắc phục
Có thể thấy, việc đổi màu vàng của găng tay Nitrile sau khi sử dụng là hiện tượng bình thường khi tỷ lệ đổi màu ở mức dưới 20%. Nó không ảnh hưởng đến chức năng của găng tay, cũng như không gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Nên các bạn không nên quá lo lắng khi thấy găng tay có màu vàng sau khi sử dụng.
Như đã phân tích ở trên, nó chỉ xảy ra ở 1 số trường hợp như ngườ cơ địa bị dị ứng với mủ cao su, người có nhiều mồ hôi dầu, người có tiếp xúc với kim loại trước khi đeo găng tay, hoặc thức ăn có nhiều protein, người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu…
Vì vậy, khi có hiện tượng ố vàng ở găng tay, cần kiểm tra kỹ 1 số yêu cầu dưới đây và đưa ra Phương án xử lý:
- Xác định tỷ lệ găng tay bị ố vàng. Nếu tỷ lệ dưới 30% là bình thường.
- Xác định rõ những người sử dụng găng tay bị ố vàng có tiền sử, cơ địa dị ứng hay không? Có cầm nắm vào kim loại mà không rửa sạch trước khi đeo găng tay hay không?
- Cần hỏi rõ đối với các bạn sử dụng găng tay bị ố vàng, có bị mồi hôi dầu hay không? Nếu có, nên điều chuyển qua các vị trí không phải mặc bộ quần áo người nhái kín cả ngày, hạn chế đeo găng tay trong thời gian dài.
- Kiểm tra xem điều kiện môi trường về nhiệt độ, độ ẩm có bị thay đổi không? Luôn cần duy trì nhiệt độ ở mức 24-26 độ C, độ ẩm từ 40-60%.
- Cần tuyệt đối tránh việc đeo nữ trang bằng kim loại như vòng bạc, nhẫn bạc, lắc tay… khi đeo găng tay để thao tác sản xuất.
- Cần rửa tay thật sạch trước khi đeo găng tay. Rửa tay không chỉ giúp hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm chéo từ tay người, mà còn giúp mồ hôi thoát ra khỏi lỗ chân lông, hạn chế việc đổi màu ở găng tay.