Hóa chất phủ chống tĩnh điện là gì? Cách lựa chọn và sử dụng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều trang thiết bị chống tĩnh điện nhằm bảo vệ con người và sản phẩm như: găng tay tĩnh điện phủ PU, quần áo chống tĩnh điện. Tuy nhiên không phải tất cả các trang thiết bị, máy móc trong phòng sạch đều có khả năng chống tĩnh điện, chẳng hạn như: bề mặt khay, mặt bàn thao tác, băng truyền, thảm,… Do đó một giải pháp mới ra đời chính là hóa chất chống tĩnh điện. Vậy hóa chất chống tĩnh điện là gì? Tại phải dùng hóa chất chống tĩnh điện? Cách sử dụng hóa chất chống tĩnh điện thế nào để hiệu quả cao nhất? Và lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp,…Hàng trăm câu hỏi đặt ra trong đầu người mua hàng. Hôm nay Shizu xin chia sẻ đến các bạn một vài thắc mắc thường gặp nhất.

Hóa chất phủ chống tĩnh điện phòng sạch
Hóa chất phủ chống tĩnh điện phòng sạch

 

Hóa chất chống tĩnh điện là gì?

Hóa chất chống tĩnh điện là loại dung dịch chống tĩnh điện dạng bình xịt, sử dụng để phủ lên bề mặt của vật liệu một lớp vỏ bọc trong suốt, giúp cho vật liệu có khả năng truyền dẫn tĩnh điện với dải điện trở trên bề mặt từ 10^6 đến 10^11 Ωcm.

 

Xem thêm

Hiện tượng tĩnh điện và cách chống tĩnh điện là gì?

Vì sao phải dùng hóa chất phủ chống tĩnh điện?

Vấn đề về kiểm soát điện trở bề mặt của vật liệu là vô cùng quan trọng đối với các nhà máy, nó là một trong các vấn đề cơ bản nhất trong tiêu chuẩn về kiểm soát chống tĩnh điện, các bề mặt thường sử dụng hóa chất chống tĩnh điện như: bề mặt khay, mặt bàn thao tác chống tĩnh điện, băng truyền, thảm, găng tay,…Trên thực tế thì bề mặt các vật liệu này đều đã chống tĩnh điện, tuy nhiên vì một lý do nào đó bị rách, xước, mòn,…dẫn đến không còn khả năng chống tĩnh điện. Việc thay thế các vật liệu này làm tăng chi phí, do đó chúng ta sẽ phải lựa chọn sử dụng hóa chất phủ chống tĩnh điện nhằm phủ lên một lớp truyền dẫn tĩnh điện lên bề mặt vật liệu. Mục đích là để duy trì và đảm bảo bề mặt vật liệu đó có đủ khả năng truyền dẫn tĩnh điện một cách tốt nhất.

 

Vậy hóa chất chống tĩnh điện có hạn chế gì không?

Xin thưa là có, dưới đây là một số mặt hạn chế của hóa chất phủ chống tĩnh điện:

  • Chỉ sử dụng trong trường hợp khi vật liệu đó không thể thay thế, hoặc chưa có khả năng thay thế mới, bởi sau một thời gian thì lớp phủ tĩnh điện này sẽ bị bong dần và tiếp tục phủ lại thì rất tốn chi phí.
  • Hóa chất chống tĩnh điện cần có thời gian nhất định để khô hoàn toàn

Sử dụng hóa chất phủ chống tĩnh điện sao cho hiệu quả

Bình xịt hóa chất chống tĩnh điện thường được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, có thể cầm tay và mang đi đến bất kỳ nơi nào. Việc sử dụng hóa chất chống tĩnh điện vô cùng đơn giản, bạn hãy tiến hành theo từng bước sau:

  • Vệ sinh bề mặt của vật liệu kỹ càng
  • Lắc kỹ bình trước khi xịt phủ
  • Xịt đều vào vật liệu với khoảng cách 20 – 30 cm
  • Sấy khô hoặc để khô tự nhiên ở nhiệt độ thường và có thể dùng khăn mềm lau đi
  • Hóa chất phủ chống tĩnh điện sẽ khô trên bề mặt sau 15 phút và khô toàn toàn sau 1 tiếng, do đó phải sau 1 tiếng sau khi xịt mới tiến hành đo đạc lại.

Lựa chọn hóa chất chống tĩnh điện sao cho phù hợp

  • Nên lựa chọn những thương hiệu uy tín trên thị trường
  • Đọc kỹ các thông số kỹ thuật của sản phẩm bao gồm: độ bền, khả năng bám dính, thông số điện trở của hóa chất sau khi phủ
  • Tìm đơn vị uy tín chuyên bán các loại hóa chất phủ chống tĩnh điện để được tư vấn
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13