Khu vực EPA là gì? Cách thiết lập khu vực EPA đạt chuẩn

Khu vực EPA là gì

EPA là tên viết tắt của cụm từ Electrostatic protec area, EPA là khu vực bảo vệ các linh kiện nhạy cảm tĩnh điện (ESDS) gặp ít rủi ro nhất có thể khi có hiện tượng tĩnh điện xảy ra tác động đến linh kiện ESDS. Hay là khu vực được kiểm soát tĩnh điện chặt chẽ nhất áp dụng các thiết bị và tiêu chuẩn đo lường, đánh giá riêng biệt.

Trong nghĩa rộng hơn, nhân viên và các vật liệu dẫn điện,truyền dẫn tĩnh điện phải được liên kết với nhau và nối xuống đất nhằm để cân bằng điện tích giữa các sản phẩm. Riêng các vật cách điện cần phải trung tính bằng máy Ionized nếu như nạp tĩnh điện làm nguy hại đến chúng.

 

Cách nhận biết khu vực EPA

Theo ANSI/ESD S20.20, Khu vực EPA nên có ranh giới rõ ràng. Có nhiều cách khác nhau để chỉ thị điểm đầu và điểm cuối khu vực EPA. Có một cách đơn giản là dùng các băng dán có kí hiêu EPA để dán trên nền sàn khoanh vùng khu vực EPA.

Bảng dẫn khu vực EPA
Bảng dẫn khu vực EPA

Để tăng tính hiệu quả trong việc cảnh báo, chỉ thị trong khu vực EPA. Không chỉ khoanh vùng khu vực EPA mà chúng ta nên sửa dụng các biển báo, icon tại các cổng vào ra khu vực EPA. Để cảnh báo cho nhân viên hay khách hàng khi vào khu vực EPA phải tuân thủ các nguyên tắc phòng chống tĩnh điện.

Cảnh báo ra vào khu vực EPA
Cảnh báo ra vào khu vực EPA

Tại khu vực thao tác, làm việc tiếp xúc với các linh kiện nhạy cảm tĩnh điện ESDS chúng ta cũng nên bố trí các Kí hiệu được dán tại vị trí dễ thấy trên bàn làm việc/bàn thao tác công nhân để cảnh báo đảm yêu cầu tính tuân thủ khi thao tác làm việc.

Biển báo chú ý khu vực EPA
Biển báo chú ý khu vực EPA

Nguyên tắc trong khu vực EPA

Đối với các đối tượng là vật liệu cách điện: Tuân theo tiêu chuẩn hiệp hội chống tĩnh điện ANSI/ESD S20.20. Sử dụng thiết bị đo điện trường DZ 4. Nếu đo trường điện từ lớn hơn 2000V/inch trên bề mặt của đối tượng các vật liệu thì phải được kiểm soát khoảng cách gần nhất là cách nhau 30cm từ đối tượng đến các linh kiện nhạy cảm ESDS. Một đối tượng cách điện khi đo điện từ trường cao hơn 125V/inch phải được để xa cách vật liệu nhạy cảm ít nhất là 2.5cm.

Thiết bị đo điện trường DZ4
Thiết bị đo điện trường DZ4

Đối với các vật liệu dẫn điện: Theo nguyên tắc kiểm soát tĩnh điện trong nhà máy, thì chúng ta phải nối đất tất cả các vật liệu dẫn điện. NHƯNG đối với các vật liệu dẫn điện nhưng chúng ta không thể nối đất được thì phải làm như thế nào? Ví dụ như kiềm, kéo, nhíp,các công cụ cầm tay bằng kim loại… Tất cả các đối tượng này phải được kiểm tra thường xuyên hoặc thay thế bằng các loại tương tự như Kềm ESD, nhíp ESD…

Quạt ionizer được coi là phương án cuối cùng dùng để khử tĩnh điện. Nhưng cũng là vấn đề quan trọng cần được giám sát, đo đạt định kì. Mức ion balance của quạt khi do bằng thiết bị kiểm tra ionizer DP phải nằm trong ngưỡng ±35V.

Thiết bị đo ionizer DP
Thiết bị đo ionizer DP

 

Ý kiến bình luận



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13

Warning: Use of undefined constant rand - assumed 'rand' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/maybomnuoc99com/public_html/phongsachcongnghiep.com/wp-content/themes/hrm/lib/functions/related-post.php on line 13